Rối loạn tâm thần phân liệt được xem là chứng bệnh rất phổ hiến ở người trong độ tuổi từ 13–25. Cần điều trị bệnh sớm để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống bình thường của người bệnh.
Ngày đăng: 07-11-2017
1,926 lượt xem
Tâm thần phân liệt là gì?
Tâm thần phân liệt là một chứng rối loạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc hay hành động của một người. Người mắc chứng tâm thần phân liệt thường gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa sự thật và tưởng tượng. Rất nhiều người thường tỏ ra lãnh đạm hay không cởi mở. Họ có khả năng gặp khó khăn trong việc thể hiện những cảm xúc bình thường trong các tình huống xã hội.
Tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số thế giới. Đây là chứng rối loạn không phải do chủng tộc, văn hóa hay đặc vùng kinh tế tác động. Những triệu chứng thường xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 13 đến 25. Tuy nhiên, tình trạng này thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Bệnh tâm thần phân liệt khiến người bệnh mất dần khả năng nhận biết xung quanh
Triệu chứng của tâm thần phân liệt
Các hành vi ban đầu cảnh báo chứng tâm thần phân liệt bao gồm:
- Nghe hay nhìn thấy được một vài thứ không tồn tại
- Biểu hiện thờ ơ trước những tình huống quan trọng; Kết quả học tập và làm việc không tốt;
- Thay đổi tính cách; Gia tăng sự thờ ơ, lãnh đạm với những tình huống xã hội;
- Mất tự chủ, tức giận hay cảm thấy sợ khi gặp người thân
Các dạng tâm thần phân liệt
- Ảo giác: Người bệnh cảm thấy nghi ngờ, hoang mang cực đồ, bị ám ảnh hay biểu hiện cảm xúc thái quá, không giữ bình tĩnh hoặc có rất nhiều cảm xúc đan xen nhau;
- Mất ý thức tổ chức: Người bệnh thường nói hay có những suy nghĩ không rõ ràng nhưng không bị ảo giác;
- Tâm thần phân liệt căng trương lực: Người bệnh thường không cởi mở, e dè, tiêu cực và thường có những tư thế bất thường;
- Lãnh đạm: Một người không còn trải qua sự ảo giác hay hoang tưởng, tuy nhiên, không có sự thúc đẩy hay hứng thú với cuộc sống;
- Rối loạn phân liệt cảm xúc: Người bệnh có những triệu chứng của cả tâm thần phân liệt lẫn rối loạn tâm lý, chẳng hạn như khủng hoảng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của chứng rối loạn này vẫn chưa rõ ràng. Một vài giả thuyết về nguyên nhân của căn bệnh chủ yếu nhấn mạnh đến 2 yếu tố là gen di truyền và hóa học:
Gen và môi trường
Các nhà khoa học còn cho rằng những sự tương tác giữa gen và các khía cạnh của môi trường sống cá nhân là nhân tố hàng đầu dẫn đến vấn đề này. Những nhân tố môi trường có thể bao gồm:
- Tiếp xúc với virus;
- Thiếu dinh dưỡng trước khi sinh;
- Các vấn đề bất thường trong quá trình sinh nở;
- Yếu tố tâm lý.
Cấu trúc và phản ứng hóa học khác nhau của não
Bất thường về cấu trúc não bộ cũng là nguyên nhân gây tâm thần phân liệt
Các nhà khoa học cho rằng sự mất cân bằng trong các phản ứng phức tạp có quan hệ mật thiết với các chất dẫn truyền xung thần kinh như dopamine và glutamate liên quan đến tâm thần phân liệt. Một vài chuyên gia còn nghĩ rằng những vấn đề trong suốt sự phát triển trí não của trẻ trước khi sinh có thể dẫn đến các sự kết nối sai lệch, từ đó, hình thành chứng rối loạn tâm thần phân liệt.
Điều trị bệnh
- Thuốc an thần truyền thống: kiểm soát hiệu quả các triệu chứng tích cực như ảo giác, hoang tưởng, lú lẫn khi mắc bệnh tâm thần phân liệt;
- Thuốc an thần thế hệ mới: chữa trị cả các triệu chứng tích cực và tiêu cực của bệnh tâm thần phân liệt. Chúng thường có một vài tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc đông y gia truyền: Được nghiên cứu và kế thừa tinh hoa của y học cổ truyền, có tác dụng lâu dài và an toàn đối với sức khỏe của bệnh nhân.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn