Những biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận bạn nên biết?

Suy thận là một bệnh lý nguy hiểm và có thể gây ra các biến chứng đến tim mạch, phổi, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Ngày đăng: 16-05-2023

275 lượt xem

1. Khái niệm tổng quát về bệnh suy thận

Suy thận là bệnh lý mà tình trạng thận bị mất chức năng và không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Điều này dẫn đến những thải trong máu không thể lọc ra ngoài và tích tụ lại trong cơ thể. Suy thận được phân làm 2 loại, đó là:

- Suy thận cấp tính: Là tình trạng mà chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng khá nhanh, chỉ trong vòng vài ngày. Việc điều trị cần được tiến hành ngay với các phương pháp tùy theo từng tình trạng bệnh của từng người.

- Suy thận mạn tính: Bệnh lý đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng của thận sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài và khó có thể điều trị dứt điểm được. Vì vậy, việc phát hiện dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu giúp kịp thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm với nhiều biến chứng khó lường

2. Những nguyên nhân nào gây suy thận?

Suy thận có thể là hệ quả của một số vấn đề về sức khỏe và việc xác định được nguyên nhân rất hữu ích để giúp nhận diện loại suy thận. Nguyên nhân gây bệnh có thể đến từ một số yếu tố sau đây:

Giảm lưu lượng máu đến thận

Lượng máu đến thận bị mất đột ngột có thể sẽ dẫn đến suy thận. Tình trạng này thường do các nguyên nhân như: bệnh tim hoặc suy gan, bị bỏng nặng, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng nặng chẳng hạn như nhiễm trùng huyết… Việc dùng thuốc cao huyết áp và thuốc chống viêm cũng có thể hạn chế lượng máu đến thận.

Vấn đề đào thải nước tiểu

Khi cơ thể không đào thải được nước tiểu, các chất độc sẽ tích tụ và gây quá tải cho thận. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm một số bệnh ung thư ở đại tràng, bàng quang, tuyến tiền liệt (ở nam giới), cổ tử cung (nữ giới)…

Các tình trạng khác có thể gây cản trở việc tiểu tiện và lâu dần dẫn đến suy thận như: sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, cục máu đông trong đường tiết niệu, tổn thương dây thần kinh kiểm soát bàng quang…

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy thận

Các nguyên nhân khác gây suy thận

- Xuất hiện cục máu đông ở trong hoặc quanh thận

- Nhiễm trùng

- Bệnh lupus

- Viêm cầu thận

- Hội chứng tan máu tăng urê máu

- Đa u tủy xương

- Xơ cứng bì

- Bệnh tiểu đường không kiểm soát

- Thận bị lão hóa do tuổi tác (đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy thận ở người cao tuổi)

- Xuất huyết khiến giảm tiểu cầu huyết khối

- Các loại thuốc điều trị ung thư và một số bệnh tự miễn

- Nhiễm độc kim loại nặng

- Viêm mạch máu

- Một số loại thuốc kháng sinh

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

3. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận

Biến chứng suy thận cấp:

Suy thận cấp tính thường xuất hiện đột ngột và trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng đắn thì có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như:

Suy thận mạn tính

Suy thận cấp có thể dẫn đến suy thận mạn với các triệu chứng thường gặp như buồn nôn, nôn, ăn không ngon, tức ngực, huyết áp cao không kiểm soát được, giảm cân bất thường,… Người bị suy thận mạn tính nếu nghiêm trọng có thể phải lọc máu suốt đời để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể hoặc thậm chí ghép thận để kéo dài tuổi thọ.

Tổn thương tim

Thận và tim có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi thận bị tổn thương, khiến tim phải bơm nhiều máu hơn, làm tăng áp lực ở tim, gây tổn thương và thậm chí có thể dẫn đến suy tim.

Tổn thương hệ thần kinh

Suy thận cấp có thể khiến người mắc bị rối loạn thần kinh, gây co giật, hôn mê. Tình trạng này kéo dài mà không điều trị có thể gây tổn thương khó hồi phục ở hệ thần kinh.

Suy thận có thể gây ra biến chứng nguy hiểm

Biến chứng suy thận mạn:

Suy thận mạn thường biểu hiện ra các triệu chứng rõ rệt nhất khi đã tiến triển nặng sang giai đoạn cuối, chẳng hạn như thiếu máu, tăng huyết áp, biến chứng tim mạch, thần kinh,... Cụ thể như sau: 

Thiếu máu

Biến chứng suy thận mạn điển hình nhất phải kể đến là tình trạng thiếu máu. Hiện tượng này xảy ra có thể do cơ thể bệnh nhân bị thiếu sắt, folate, vitamin B12, cường cận giáp nặng, xuất huyết tiêu hoá hoặc thiếu hồng cầu. 

Theo các chuyên gia, thiếu máu do bệnh thận mạn có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh khác như đau thắt ngực, suy tim nặng hoặc phì đại thất trái (LVH), dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận và hội chứng thiếu máu cơ tim.  

Rối loạn chuyển hoá chất khoáng và xương

Khi thận hoạt động không còn hiệu quả như trước, nó có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hoá chất khoáng và xương – một biến chứng của suy thận mạn. Khi đó, lượng canxi trong cơ thể bị giảm thấp nhưng lượng phospho trong máu lại tăng cao, gây suy yếu xương và làm tăng nguy cơ gãy xương. 

Theo các chuyên gia, biến chứng suy thận mạn liên quan đến rối loạn chuyển hoá chất khoáng và xương có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Mặt khác, sự tăng phospho trong máu do tình trạng này gây ra cũng được xem là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn. 

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một biến chứng suy thận mạn nguy hiểm nhất, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm chức năng thận, dẫn đến các bệnh tim mạch (CVD) và tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. 

Biến chứng tăng huyết áp thường xảy ra khi lực bơm máu qua các mạch máu của cơ thể bệnh nhân ở mức quá cao. Người bị suy thận mạn có thể bị tử vong nếu xuất hiện đợt tăng huyết áp ác tính làm suy sụp nặng nề các chức năng của thận. 

Biến chứng tim mạch

Bệnh tim mạch là một biến chứng suy thận mạn nguy hiểm ở những bệnh nhân bị suy thận ở mức độ nhẹ cho đến trung bình. Suy thận mạn có thể ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu và gây ra các vấn đề về tim mạch. Theo ước tính, tỷ lệ tử vong do biến chứng tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn phải lọc máu cao hơn từ 10 – 100 lần so với những người khác. 

<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>

Nhiễm toan chuyển hoá

Khi chức năng thận suy giảm, khả năng lọc và đào thải các chất chuyển hóa cũng bị rối loạn, dẫn đến tình trạng nhiễm toan chuyển hóa. Biến chứng bệnh suy thận mạn này có thể làm trầm trọng thêm những tổn thương tại thận và dẫn đến các vấn đề khác như mất cơ/xương và rối loạn nội tiết. 

Biến chứng thần kinh:  Các biến chứng thần kinh ở những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối bao gồm: 

- Suy giảm nhận thức. 

- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết não. 

- Sa sút trí tuệ. 

- Co giật. 

4. Một số phương pháp phòng ngừa suy thận mà bạn nên biết

Bệnh suy thận là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, điều may mắn là chúng ta hoàn toàn có thể giảm nguy cơ bị suy thận theo những lời khuyên dưới đây của các chuyên gia:

- Giảm lượng muối nạp vào: Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp, dễ dẫn đến tình trạng suy thận.

- Uống đủ nước: Mất nước khiến giảm lưu lượng máu đến thận, có thể làm hỏng thận. Do đó, uống đủ nước là một trong những thói quen tốt cho cho thận luôn được bác sĩ khuyến khích thực hiện.

- Hạn chế rượu bia: Rượu làm tăng huyết áp. Đồng thời lượng calo dư thừa cũng có thể khiến bạn tăng cân.

- Không hút thuốc: Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến thận, ảnh hưởng đến chức năng thận ở những người có hoặc không có bệnh thận.

- Giảm căng thẳng: Căng thẳng và lo lắng có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thận.

- Tập thể dục thường xuyên: Các môn thể thao có thể giúp giảm căng thẳng, kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp cao, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý. Người bệnh nên chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình như bơi lội, đi bộ và chạy…

- Quản lý các bệnh khác một cách hiệu quả: Bệnh tiểu đường và cao huyết áp làm tăng nguy cơ bệnh. Vì thế, nên theo dõi bệnh chặt chẽ, tuân thủ phác đồ điều trị…

- Thận trọng khi dùng thuốc không kê đơn: Bởi dùng liều quá cao (ngay cả những loại thuốc thông thường như aspirin, ibuprofen và naproxen) cũng có thể tạo ra lượng độc tố cao trong một khoảng thời gian ngắn, khiến cho thận bị quá tải.

- Duy trì cân nặng hợp lý: Tình trạng béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có liên quan đến bệnh thận, chẳng hạn như tiểu đường và huyết áp cao.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bao gồm ăn ít đường và cholesterol, giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả.

5. Có nên lựa chọn điều trị bệnh suy thận bằng Đông y?

Ngày nay, để lựa chọn một phương pháp điều trị bệnh suy thận không phải là khó khăn. Tuy nhiên, muốn điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao mà an toàn cho sức khỏe thì có rất nhiều người đã ưu tiên sử dụng các bài thuốc từ Đông y.

KẾT QUẢ TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ

KẾT QUẢ SAU KHI ĐIỀU TRỊ

Khi sử dụng phương pháp chữa bệnh suy thận bằng Đông y sẽ mang đến cho bạn những ưu điểm vượt trội như: trị được bệnh tận gốc, mức độ an toàn cao, nâng cao được thể trạng của cơ thể,…. Và để đạt được những kết quả như mong đợi, thì trong quá trình điều trị bệnh bằng Đông y cũng yêu cầu người bệnh phải kiên nhẫn. Bởi tác dụng của thuốc là hấp thu từ từ vào cơ thể và mang đến hiệu quả trị bệnh lâu dài.

>>>TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ ĐIỀU TRỊ TRONG 22 NGÀY CHO KẾT QUẢ BẤT NGỜ TỪ SUY THẬN GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3<<<

BỆNH SUY THẬN VẪN CÓ CƠ HỘI ĐƯỢC CHỮA TRỊ KHỎI BỆNH khi được điều trị bằng phác đồ CỦA ĐÔNG Y TRỊNH GIA chỉ sau thời gian ngắn vài ba tháng. Bệnh SUY THẬN ĐƯỢC KHỎI
 
Bởi vậy, quý bệnh nhân và người thân không may bị căn bệnh SUY THẬN HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI để được tư vấn, chữa trị ngay. Chưa bao giờ là quá muộn. 
 
Cho dù đã chuyển sang giai đoạn nào, nguyên nhân bị SUY THẬN từ tiểu đường, hay từ tim mạch,... VÌ "CÒN NƯỚC CÒN TÁT". 
 
Lưu ý: ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI CHỈ CÓ 2 NƠI:
 
1. THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính
 
2. Số nhà 20 đường số 2 (G20), khu đô thị JAMONA, Phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, ĐT: 0913 82 60 68
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha