Bất kì ai cũng có thể mắc chứng hoang tưởng tuy nhiên không phải ai cũng phát hiện sớm và điều trị bệnh đúng cách. Vậy sau khi mắc bệnh hoang tưởng thì người bệnh nên làm gì?
Ngày đăng: 12-04-2022
576 lượt xem
Hoang tưởng là gì?
Hoang tưởng là loại bệnh thuộc khoa tâm thần. Người mắc chứng bệnh này thường có niềm tin sai lệch về một vấn đề nào đó. Bệnh hoang tưởng là những ảo giác, những niềm tin mãnh liệt với những điều không đúng với thực tế.Khi mắc bệnh, hầu hết người bị hoang tưởng đều có thay đổi về suy nghĩ và nhận thức và chỉ tin vào bản thân mình.
Mặc dù những suy nghĩ của họ vượt xa thực tế, huyễn hoặc, thậm chí chỉ là tưởng tượng nhưng người bị hoang tưởng không chịu nghe theo bất cứ lời giải thích đúng đắn nào cả. Đây là biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh. Vì vậy, những người mắc thường có xu hướng tránh né mọi người xung quanh, không thích tiếp xúc với bên ngoài xã hội dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về mặt tâm lý.
Hoang tưởng là căn bệnh dễ gặp trong cuộc sống hiện đại
Đối tượng mắc bệnh hoang tưởng
Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc chứng hoang tưởng. Thông thường bệnh hoang tưởng rất thường gặp ở thanh thiếu niên, người trẻ trong độ tuổi lao động và người cao tuổi. Bởi ở những độ tuổi này, mọi người có rất nhiều vấn đề để suy nghĩ và gặp nhiều căng thẳng nhất. Mà bản chất của bệnh hoang tưởng bắt nguồn từ việc rối loạn hoang tưởng, liên quan đến hệ thần kinh. Tuy nhiên không ngoại trừ trẻ em, một số trường hợp trẻ em mắc chứng hoang tưởng rất sớm chủ yếu do nguyên nhân di truyền là chính.
Có thể nói mọi lứa tuổi đều có thể trở thành đối tượng của bệnh hoang tưởng, do đó, mọi người. không nên chủ quan trước căn bệnh này. Bên cạnh đó, dấu hiệu của bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu, chính vì vậy mà hầu hết người mắc đều khó nhận thức được các thay đổi. Là ai, làm bất cứ ngành nghề gì cũng rất dễ dàng trở thành nạn nhân của bệnh hoang tưởng với các hệ lụy khó lường.
Bất kì ai đều có thể trở thành nạn nhân của chứng bệnh hoang tưởng
Một số biểu hiện cụ thể của bệnh hoang tưởng
Bệnh nhân bị loạn thanh: Cách nhìn nhận về âm thanh ở người bệnh hoang tưởng rất khác với người bình thường. Âm thanh được phát ra từ trong đầu, phát liên tục khiến người bệnh rất khó chịu và không kiểm soát được tiếng nói của mình. Ngoài ra, bệnh nhân bị ảo giác về các âm thanh như người khác nói xấu sau lưng mình, cảm giác như ai đang trách móc mình. Lúc nào cũng nghe nhiều tiếng nói xì xầm bên tai nhưng không rõ bắt nguồn từ đâu. Chính vì thế, nhiều người bị hoang tưởng không tin vào ai.
Bệnh nhân mắc chứng hoài nghi: Người bệnh tỏ ra tự ti vào bản thân, nghi ngờ bản thân mình không thể làm được điều gì cả, hoặc có xu hướng nghi ngờ người khác đang có những hành vi nói xấu mình, hãm hại mình. Người bệnh luôn trong trạng thái đề phòng mọi thứ xung quanh.
Người bệnh bị ảo giác: Cảm giác luôn mơ hồ, ảo giác về hình ảnh phía trước, luôn trong cơn mộng mị, thậm chí bệnh nhân thấy các vật thể lạ xuất hiện trước mặt, cố chống đối và tiêu diệt nhưng thực chất hoàn toàn không có bất kỳ vật thể nào trước mắt người bệnh. Từ đó khiến người bị hoang tưởng dễ bị rối loạn cảm xúc.
Bệnh nhân thích đi lang thang và ở một mình: Mỗi khi lên cơn hoang tưởng, người bệnh lựa chọn cách đi lang thang và không hề có mục đích. Đi trong vô thức, thẫn thờ, mất trí nhớ tạm thời. Một số người vừa đi vừa nói chuyện một mình. Đi lang thang là dấu hiệu bệnh hoang tưởng đang trở nặng, người bệnh đang bị sa sút nhiều về trí tuệ, não bộ hoạt động kém dần.
Tùy vào từng trường hợp mà biểu hiện của hoang tưởng cũng khác nhau, điển hình như:
- Hoang tưởng ghen tuông: Mức độ ghen tuông cực hạn, người bệnh có những hành động điên rồ và thái quá. Họ luôn có suy nghĩ đối phương lừa dối mình, lén lút với kẻ thứ ba bên ngoài. Chỉ một cử chỉ bình thường cũng bị người bệnh hoang tưởng ghen tuông gán ghép chồng/vợ/người yêu đang ngoại tình. Chứng hoang tưởng này có thể gây ra nhiều tình huống nguy hiểm khó lường nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
- Hoang tưởng được yêu: Mức độ kiểm soát đối phương cũng tương đương với hoang tưởng ghen tuông. Người bệnh mắc chứng hoang tưởng này luôn cho rằng người làm mình ấn tượng đang thầm yêu mình. Họ cố gắn đưa ra các bằng chứng để chứng minh suy nghĩ đó nhưng không hề biết đấy là những điều vô căn cứ, điên rồ. Nhiều người thậm chí còn xác định người yêu là người lạ qua đường, người nổi tiếng…
- Hoang tưởng tự cao: Người bệnh luôn cho bản thân là người có năng lực đặc biệt, có siêu năng lượng, có thể thay đổi lịch sử, sống trường sinh bất tử, có địa vị cao nhất…
- Hoang tưởng nghi bệnh: Trong tâm trí, người bệnh luôn cho rằng bản thân đang mắc phải căn bệnh kì quái nào đó mà chưa ai có thể chữa trị. Một số lại cho rằng bản thân có cơ thể không lành lặn nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Một số bệnh nhân hoang tưởng nghi bệnh còn tưởng tượng cơ thể mình có ký sinh trùng nguy hiểm.
Tùy vào từng chứng hoang tưởng khác nhau mà người bệnh biểu lộ những dấu hiệu riêng. Điểm chung chính là thế giới quan lệch lạc, khác xa thực tế và vô cùng vô lý, huyễn hoặc cộng với cái tôi lớn, không bao giờ tin vào người khác. Nếu không được chữa trị đúng cách, hoang tưởng thực sự là một căn bệnh nguy hiểm vì hệ lụy mà nó gây ra là vô cùng khó đoán. Nhiều trường hợp người mắc bệnh này tự sát, giết hại người khác vô rất đáng tiếc.
Bệnh hoang tưởng có nhiều biểu hiện đa dạng
Một số nguyên nhân bệnh hoang tưởng
- Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng người mắc chứng hoang tưởng ban đầu là do di truyền. Gia đình trước đó có người bị rối loạn hoang tưởng, hoặc ngay chính bố mẹ cũng đang bị hoang tưởng nên con sinh ra mắc chứng hoang tưởng cao.
- Do yếu tố sinh học tác động: Chuyên gia đã nghiên cứu các nguyên lý rối loạn của bệnh hoang tưởng và chỉ ra rằng người bị hoang tưởng có vùng não bất thường, hệ thần kinh điều hành kém trong việc kiểm soát suy nghĩ và nhận thức.
- Ngộ độc bia rượu; Người thường xuyên sử dụng bia rượu, ma tuý hay các chất gây nghiện khác và lạm dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống thần kinh trung ương. Gây ảo giác liên tục trong thời gian dài, gây ra chứng rối loạn hoang tưởng.
- Do căng thẳng kéo dài: Người thường xuyên chịu áp lực công việc, hay stress trong cuộc sống khiến cho họ bị căng thẳng liên tục. Vấn đề này tiếp diễn và kéo dài dễ khiến họ trở nên mệt mỏi và gặp nhiều chứng rối loạn. Bên cạnh đó, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc sẽ khiến cho cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng tỉnh mơ. Không kiểm soát được hành vi của mình. Ngoài ra còn có một số bệnh tác động như u não, viêm não, xuất huyết não, chấn thương vùng não, nhiễm trùng, độc,… tác động trực tiếp đến vỏ não, gây ra các triệu chứng hoang tưởng từ nhẹ đến nặng.
Hệ luỵ của bệnh hoang tưởng
Bệnh hoang tưởng dẫn đến một số hệ lụy nghiêm trọng cho chính bản thân người bệnh và người thân xung quanh họ. Hoang tưởng xảy ra liên tục khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng lo ngại, hoài nghi về những người xung quanh, thường xuyên không lắng nghe người khác nói và cố ý phản bác lại họ. Từ đó làm các mối quan hệ xã hội bị rạn nứt, tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Bệnh nhân bị chứng hoang tưởng thường gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc. Họ không thể làm việc nhóm vì tính bảo thủ và cách nhìn nhận sai lệch về mọi vấn đề, họ luôn cho mình đúng và luôn tỏ ra bản thân mình không cần hợp tác với bất kỳ ai bởi không ai thấu hiểu mình. Chính vì vậy bệnh nhân bị hoang tưởng dễ nóng nảy và không làm việc với nhiều người được, các cuộc xung đột sẽ xảy ra.
Người bệnh hoang tưởng khi lên cơn hoang tưởng hầu như không ý thức được mình là ai và xung quanh mình. Chính vì thế, họ luôn có suy nghĩ tiêu cực, tự tách biệt mình với người khác và tự kỷ. Trong một số trường hợp xấu, bệnh nhân có thể trở thành người gây hại đến tính mạng người khác.
Ngoài ra, bệnh hoang tưởng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân bỏ ăn, không vận động thường xuyên, tâm lý chán nản, mắt lờ đờ,… tất cả đều khiến sức khỏe giảm sút và từ đó khiến bệnh trở nên phức tạp hơn.
Bệnh hoang tưởng dễ gây ra nhiều hệ lụy về sau
Chẩn đoán bệnh hoang tưởng
Các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số bài kiểm tra sức khỏe tổng quát và cụ thể cho bệnh nhân. Hiện nay vẫn chưa có một xét nghiệm nào giúp chẩn đoán chính xác được bệnh, mà phải dựa vào sự kết hợp giữa nhiều xét nghiệm lâm sàng và chuyên sâu mới có thể chẩn đoán chuẩn xác.
Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp ảnh não bộ, sau đó xét nghiệm máu nhằm loại trừ các bệnh có triệu chứng tương tự như mê sảng, rối loạn động kinh, hay hội chứng Alzheimer…Trong trường hợp không tìm ra nguyên nhân nào gây bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về nhìn nhận vấn đề nào đó, từ đó đưa ra đánh giá lâm sàng về các triệu chứng và hành vi để xác định trình trạng hiện tại của bệnh nhân.
Cách điều trị bệnh hoang tưởng
Các biểu hiện liên quan đến vấn đề thần kinh, thì việc điều trị tâm lý trị liệu luôn được ưu tiên lựa chọn trong cách điều trị. Sử dụng phương pháp này, các bác sĩ sẽ dễ dàng tiếp cận được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nhận định chính xác biểu hiện của bệnh.
Bên cạnh đó, phương pháp này giúp bệnh nhân nhận định về các vấn đề thực tế hơn, nhìn nhận được tính khách quan trong mọi vấn đề hơn, phát triển niềm tin của họ vào người khác và giúp họ học cách thể hiện và xử lý cảm xúc tốt hơn. Phương pháp này được áp dụng lâu dài và mang lại lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh hoang tưởng.
Điều trị tâm lý trị liệu kết hợp cùng các loại thuốc chuyên đặc trị bệnh, sẽ giúp người bệnh có thể hạn chế và đối phó được với các cơn hoang tưởng bộc phát bất chợt. Tuy vậy, bệnh rối loạn hoang tưởng rất khó điều trị bởi bệnh nhân thường luôn ảo tưởng về sức khỏe của mình, cho rằng bản thân hoàn toàn khỏe mạnh và khó thuyết phục họ khám và điều trị bệnh.
Có thể điều trị dứt điểm bệnh hoang tưởng không?
Bệnh hoang tưởng có thể hoàn toàn được chữa khỏi sau thời gian điều trị kiên trì. Tuy nhiên tùy vào đối tượng hoang tưởng, độ tuổi và mức độ bệnh hoang tưởng thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hoặc rút ngắn. Bệnh hoang tưởng liên quan đến hệ thần kinh và các tổn thương não bộ, chính vì vậy cần trải qua quá trình điều trị lâu dài mới mang lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.
Khả năng điều trị bệnh hoang tưởng dứt điểm rất cao, chỉ cần người bệnh tích cực phối hợp với bác sĩ tốt, có ý chí và tin vào sức khỏe của chính mình. Bên cạnh đó, để điều trị dứt điểm bệnh, cách chăm sóc của người thân trong gia đình người bị hoang tưởng rất quan trọng.
Sau khi điều trị khỏi hoang tưởng thì nên làm gì?
Sau khi bệnh hoang tưởng được điều trị dứt điểm, người bệnh cũng không nên chủ quan về sức khỏe của mình. Sau khi ngưng thuốc, nên đến thăm khám bác sĩ thường xuyên, hoặc theo định kỳ lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời theo dõi tình trạng bệnh có tái phát lại hay không. Người bệnh không nên dùng các chất kích thích rượu bia, phải ngưng trong thời gian dài để bệnh khỏi hẳn, tốt nhất là giảm dần và bỏ các thói quen xấu này.
Nên tiếp xúc với nhiều người hơn, cởi mở hơn và học cách lắng nghe, thấu hiểu người khác hơn. Bên cạnh đó, sau khi điều trị dứt điểm bệnh hoang tưởng, bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống mỗi ngày của mình để phục hồi sức khỏe, tăng đề kháng và hạn chế các bệnh lý có triệu chứng phức tạp ảnh hưởng đến não bộ.
Làm gì khi người nhà mắc bệnh hoang tưởng?
Hãy cố gắng thấu hiểu người bệnh và thường xuyên trò chuyện với họ để họ đặt niềm tin vào bạn và yên tâm điều trị bệnh. Tuyệt đối không nên bỏ qua các thay đổi nhỏ nào từ hành vi và ngôn từ của người bệnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng lạ hãy đưa người bệnh thăm khám bác sĩ để kịp thời theo dõi tình trạng bệnh.
Bạn phải kiên nhẫn trấn an bệnh nhân, không nên có thái độ xa lánh, chán nản và tránh né họ. Cố gắng tìm hiểu người bệnh đang suy nghĩ những gì, khó khăn về điều gì và theo dõi cảm xúc của người bệnh ở mỗi giai đoạn điều trị. Thường xuyên nhắc nhở người bệnh dùng thuốc đều đặn, tốt nhất bạn nên là người cho người bệnh uống thuốc mỗi ngày để kiểm soát tốt việc điều trị đều đặn. Hãy chắc chắn rằng luôn có người ở cạnh người đang bị bệnh hoang tưởng để kịp thời chăm sóc và đề phòng các trường hợp xấu xảy đến với họ.
Những ai đang và đã điều trị hoang tưởng cũng nên lưu ý rằng bệnh có thể quay trở lại bất cứ lúc nào. Vì vậy, ngay từ khi nhận thức được bản thân đang có những khác biệt về suy nghĩ, hãy tự bảo vệ bản thân, tích cực hòa nhập và chia sẻ với mọi người xung quanh hơn. Đồng thời, phải áp dụng đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
CÁCH CHỮA KHỎI BỆNH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA CHÚNG TÔI
Nếu không may mắn bị bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt thì cũng đừng quá hoang mang. Bởi đã có ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA chúng tôi.
Với phác đồ điều trị hoàn toàn bằng thảo dược tại Việt Nam.
Kế thừa bài thuốc gia truyền, kết hợp với thực tiễn chữa trị cho các bệnh nhân hoang tưởng/ tâm thần phân liệt qua nhiều năm. Đông y TRỊNH GIA ngày càng hoàn thiện phác đồ điều trị bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt.
Bởi vậy, khi không may bị chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt thì ĐÔNG Y TRỊNH GIA là một lựa chọn, là nơi, địa chỉ chữa khỏi bệnh uy tín.
Bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt khỏi/ thuyên giảm từ từ theo thời gian điều trị.
Khi đã khỏi bệnh thì không cần phải uống bất cứ loại thuốc nào nữa. Cuộc sống trở lại bình thường.
HÃY LIÊN HỆ VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA NGAY BÂY GIỜ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHỮA TRỊ KHỎI BỆNH
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn