Tập thể dục và vận động cơ thể rất quan trọng đối với sức khỏe. Vậy, đối với bệnh nhân bị suy thận có thể tập thể dục được không?
Ngày đăng: 19-05-2023
396 lượt xem
1. Tập thể dục đối với bệnh nhân bị suy thận có tác dụng gì?
- Tập thể dục sẽ tăng cường cơ bắp cũng như khả năng làm việc của cơ tim, tăng cường lưu lượng máu đến thận.
- Thường xuyên tập thể dục sẽ cung cấp nhiều oxi và nhiều chất dinh dưỡng cho người bị suy thận, giúp máu trong được lưu thông tốt hơn.
- Tập thể dục giúp người bệnh suy thận có xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đau khớp. Kiểm soát được tình trạng huyết áp và tình trạng tiểu đường. Đây là tình trạng thường xuyên gặp phải ở những người mắc phải những bệnh lý về thận, gây ra những tác động xấu đến sức khoẻ, làm cho xương khớp bị yếu đi.
Ngoài ra, các bài tập thể dục và vận động cơ thể còn mang đến nhiều lợi ích khác cho người bị suy thận như:
- Giảm stress, căng thẳng và mệt mỏi. Mang đến một giấc ngủ ngon.
- Giảm các nguy cơ về đột quỵ và đau tim xảy ra.
- Giảm và cải thiện tình trạng mỡ xấu trong máu.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về ung thư ruột kết hay giảm nguy cơ về ung thư vú.
Tập thể dục rất tốt cho bệnh nhân suy thận
2. Một số bài tập cơ bản giúp cho người bệnh suy thận cải thiện tình trạng sức khỏe
Dù bạn đang ở giai đoạn nào của bệnh suy thận, thực hiện các bài tập thể dục và vận động cơ thể cho người bị suy thận đều rất cần thiết để nâng cao sức khỏe tổng thể của bản thân.
Bạn nên xây dựng kế hoạch luyện tập đan xen các bài tập nặng và nhẹ, tránh nâng các vật nặng. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được một chế độ tập luyện và vận động thật đúng cách. Dưới đây là một số bài tập vận động giúp cải thiện sức khỏe bệnh nhân bị suy thận một cách đáng kể.
- Chà sát 2 vành tai: 2 tay cầm nhẹ vào vành tai, chà sát đến khi nóng lên và tỏa nhiệt. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút hoặc có thể ít hơn. Tai là cơ quan chứa nhiều huyệt dẫn đến thận, thường xuyên xoa bóp hai tai có tác dụng tăng cường chức năng thận, dưỡng thận khỏe mạnh, tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu.
- Bịt 2 tai: dùng 2 tay bịt kín 2 tai trong 5 phút, thực hiện 3 lần/ngày. Không những khắc phục suy giảm chức năng thận mà còn giúp não bộ được thư giãn, nâng cao tinh thần, khắc phục bệnh cao huyết áp và ù tai.
- Massage bụng dưới, thắt lưng: Chà sát 2 tay cho nóng, nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng dưới. Sau đó xoa bóp hai bên hông và lưng. Thực hiện 2-3 lần/ngày. Mỗi lần 20 phút. Bụng dưới và thắt lưng bao bọc lấy thận, liên quan mật thiết với thận. Chà xát vùng thắt lưng, bụng dưới có thể khơi thông khí mạch giúp tăng cường thận.
- Massage gan bàn chân: xác định vị trí huyệt Dũng Tuyền. Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng điểm huyệt và cả gan bàn chân. Thực hiện 2-3/lần/ngày, từ 20-30 phút. Massage rất tốt cho quá trình đào thải độc tố và khí độc ra ngoài cơ thể.
Bấm huyệt gan bàn chân rất tốt cho bệnh nhân suy thận
- Kiễng chân: nhẹ nhàng nâng gót chân lên cao và từ từ hạ xuống. Thực hiện trong 3 phút. Lặp lại liên tục các động tác kiễng chân trong 10 phút. Thực hiện 1 lần/ngày sẽ giúp kích thích các huyệt dưới lòng bàn chân. Đồng thời cải thiện chức năng thận và nâng cao sức khỏe cho tim mạch, phổi, hệ thần kinh, giúp lưu thông máu và đặc biệt tốt cho chức năng thận, khắc phục bệnh suy thận.
- Đi bằng gót chân: dùng ngón tay ấn nhẹ vào huyệt Thái Khê của chân trái và ngược lại, dùng lực sao cho cảm thấy có cảm giác là vừa. Từ 3-5 phút. Phương pháp này rất đơn giản và rất tốt cho cải thiện sức khỏe của thận. Bài tập khỏe thận này dùng hầu hết cho các trường hợp mắc bệnh về thận, đặc biệt là những người mắc bệnh suy thận.
- Nắm chặt tay: Đặt ngón tay cái giữa lòng bàn tay, gập 4 ngón tay còn lại xuống để giữ chặt ngón cái, giữ nguyên trong 5 phút. Sau đó thả lỏng tay và lặp lại 1 lần nữa, thực hiện 2 lần/ngày. Nắm chặt tay giúp người bệnh suy thận giữ lại tinh khí và bổ sung nguyên khí cho thận. Từ đó giúp thận khỏe mạnh và làm việc hiệu quả hơn.
- Bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, tập erobic, tập yoga: không chỉ giúp cải thiện chức năng thận, cải thiện tình trạng huyết áp mà còn góp phần hỗ trợ kích thích các cơ quan hoạt động tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch và ổn định nhịp tim.
Người bị bệnh suy thận có thể tập luyện một hoặc tất cả các bài tập khỏe thận trên. Đồng thời, thường xuyên thăm khám Bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh, tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
3. Người bị bệnh suy thận cần lưu ý những gì khi tập thể dục và vận động
Tùy vào thể trạng từng người để lựa chọn cường độ tập các bài tập hợp lý. Trong đó, người bị suy thận khi lựa chọn bài tập, cần chú ý những điều sau:
- Lựa chọn bài tập, hình thức luyện tập phù hợp.
- Thời gian luyện tập khoảng 30 phút, tăng thời lượng các bài tập khi cơ thể đã thích nghi, có thể chia nhỏ thời gian tập thành nhiều đợt trong ngày nhưng phải đảm bảo đủ thời gian tập luyện, nên tập ít nhất 5 ngày/tuần để thực hiện các bài tập được hiệu quả.
- Cần làm nóng cơ thể trước khi bắt đầu các bài tập, việc làm nóng giúp làm quen với việc luyện tập và tránh được các chấn thương cho cơ thể người bị suy thận.
- Không nên tập quá sức, nên giảm cường độ luyện tập và chỉ nên vận động ở mức độ mà cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
- Không nên để xảy ra tình trạng cơ bắp đau nhức sau các buổi luyện tập.
- Nên cung cấp đủ nước cho cơ thể
- Thời gian tốt nhất để tập thể dục là buổi sáng hoặc buổi tối
- Không tập thể dục trước khi ngủ một tiếng.
- Các trường hợp cần phải hỏi ý kiến bác sĩ như: cơ thể bị sốt, lịch trình uống thuốc thay đổi, lịch trình chạy thận thay đổi, gặp các vấn đề về xương khớp hay cảm thấy bất ổn, khó chịu sau khi thực hiện các bài tập.
Thể dục cho bệnh nhân suy thận mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải thiện tình hình, chức năng của thận. Trong quá trình luyện tập, cần đảm bảo tập đủ cường độ, phù hợp với thể trạng cơ thể và ngừng tập nếu có những triệu chứng, dấu hiệu không tốt.
Để đạt hiệu quả cao thì người bệnh cần thực hiện đúng những chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, đối với những người bị bệnh suy thận, nên thăm khám bác sĩ định kỳ, đầy đủ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành tập luyện để tránh những sai sót không mong muốn xảy ra đối với người bệnh.
KẾT QUẢ TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ
KẾT QUẢ SAU KHI ĐIỀU TRỊ
Gửi bình luận của bạn