Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để nắm rõ hơn các giai đoạn của suy thận để có thể chủ động trong quá trình phát hiện và điều trị bệnh!
Ngày đăng: 30-07-2023
384 lượt xem
1. Suy thận gồm những giai đoạn nào?
Các chuyên gia về Thận đã chia bệnh thành 5 giai đoạn dựa trên độ lọc cầu thận (GFR) gồm:
- Giai đoạn 1: Chức năng thận tổn thương nhưng độ lọc cầu thận vẫn ở mức bình thường, trên 90ml/phút/1.73 m2
- Giai đoạn 2: Mức độ lọc của cầu thận giảm còn 60 – 89ml/phút/1.73 m2
- Giai đoạn 3: Mức lọc cầu thận giảm trung bình, còn 30 – 59ml/phút/1.73 m2
- Giai đoạn 4: Mức độ lọc cầu thận giảm nặng, còn 15 – 29ml/phút/1.73 m2
- Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn nặng nhất trong các giai đoạn của bệnh suy thận, mức lọc cầu thận còn dưới 15ml/phút/1.73 m2, đồng nghĩa với việc thận không còn khả năng đảm nhiệm tốt chức năng của mình.
Bệnh suy thận có 5 giai đoạn
2. Các giai đoạn cụ thể của bệnh suy thận
Suy thận giai đoạn 1 và giai đoạn 2
Khi bạn bị suy thận giai đoạn 1 đồng nghĩa với việc thận đang bị tổn thưởng ở mức tối thiểu và eGFR từ 90 trở lên. Suy thận giai đoạn 2 vẫn được xếp vào nhóm suy thận ở mức độ nhẹ và eGFR từ 60 đến 89. Protein trong nước tiểu hoặc tổn thương thực thể ở thận đều là dấu hiệu của bệnh suy thận giai đoạn này. Trong giai đoạn này, có một số điều bạn có thể làm để giúp làm chậm quá trình tổn thương thận của bạn:
- Giữ huyết áp ở mức ổn định
- Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng.
- Nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm soát lượng đường trong máu.
- Không hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- 30 phút hoạt động thể chất, 5 ngày một tuần
Suy thận giai đoạn 3
Nếu bạn mắc suy thận giai đoạn 3, eGFR của bạn nằm trong khoảng từ 30 đến 59. Thận đã tổn thương và hoạt động không tốt như bình thường. Một số triệu chứng suy thận điển hình ở giai đoạn này gồm:
- Đau lưng
- Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
- Bàn tay và bàn chân của bạn bị sưng tấy.
- Thiếu máu
Nên phát hiện sớm để điều trị các triệu chứng của bệnh suy thận
Suy thận giai đoạn 4
Suy thận giai đoạn 4 là khi eGFR của bạn là từ 15 đến 29. Suy thận giai đoạn 4 cần được xem xét và điều trị cẩn thận. Bác sĩ sẽ khuyên bạn làm những điều sau để ngăn bệnh suy thận trở nên tồi tệ hơn ở giai đoạn này:
- Thường xuyên gặp bác sĩ chuyên khoa thận, người sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với bạn và cho bạn biết tần suất nên kiểm tra thận.
- Ngoài ra, hãy gặp chuyên gia dinh dưỡng, người sẽ hỗ trợ bạn duy trì một chế độ ăn uống cân bằng.
- Nếu bác sĩ đề nghị thì hãy dùng thuốc huyết áp như thuốc ức chế ACE và ARB. Những loại thuốc này đôi khi có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận trở nên tồi tệ hơn nếu bạn bị tiểu đường hoặc huyết áp cao. Đây là thời điểm mà các bác sĩ chuyên khoa thận sẽ tư vấn về cách chuẩn bị cho suy thận nặng - giai đoạn 5.
<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>
Suy thận giai đoạn 5
Nếu bạn mắc bệnh suy thận giai đoạn 5, eGFR của bạn nhỏ hơn 15. EGFR dưới 15 cho thấy thận đang suy rất nặng hoặc đã bị hỏng hoàn toàn. Chất thải tích tụ trong máu khi thận của bạn bị suy, có thể gây ra nguy hiểm đối với tính mạng bất kì lúc nào. Sau đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của suy thận giai đoạn cuối:
- Mệt mỏi và nôn ói.
- Chán ăn
- Bàn tay và bàn chân bị sưng tấy.
- Ngứa nhiều
- Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
- Đau lưng
- Gặp khó khăn về hô hấp
- Khó ngủ
Chuẩn bị lọc máu:
Khi thận của bạn bị suy, lọc máu sẽ làm sạch máu của bạn. Có nhiều yếu tố khác nhau cần xem xét, bao gồm loại lọc máu, cách lên lịch điều trị và chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
- Chuẩn bị cho việc cấy ghép thận:
Ghép thận là một cuộc phẫu thuật thay thế quả thận bị hỏng của bạn bằng một quả thận khỏe mạnh từ cơ thể của người khác. Bạn có thể không cần bắt đầu chạy thận nếu bạn có thể tìm được người hiến thận còn sống.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
3. Một số phương pháp điều trị suy thận mạn tính
Điều trị nguyên nhân
Đây là phương pháp điều trị suy thận then chốt, giúp người bệnh kiểm soát chặt chẽ đường máu, huyết áp bằng thuốc và chế độ tập luyện, ăn uống, giảm cân và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Điều trị từ nguyên nhân giúp làm chậm tiến triển bệnh và các tổn thương do suy thận gây ra.
Kiểm soát cholesterol:
Suy thận mạn là hậu quả của một trong các yếu tố nguy cơ gây ra bởi nhiều bệnh lý tim mạch, trong đó có rối loạn lipid máu. Do đó, khi điều trị suy thận mạn, bác sĩ có thể kê toa thuốc Statin để làm giảm nguy cơ này. Thuốc làm giảm những cholesterol xấu, khiến chúng không thể bám vào thành mạch máu để gây nên những vấn đề về xơ vữa, lâu dài gây tắc nghẽn mạch máu.
Điều trị huyết áp:
Huyết áp tăng không chỉ là nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn mà còn là hậu quả do suy thận gây ra. Với phương pháp điều trị suy thận mạn này, người bệnh sẽ được bác sĩ kê toa thuốc huyết áp gồm nhiều nhóm, ưu tiên thuốc nhóm ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể nếu không có chống chỉ định.
Điều trị suy thận mạn tính giai đoạn cuối:
Khi điều trị suy thận mạn không đáp ứng, thận dần bị suy yếu. Người bệnh sẽ bước vào giai đoạn cuối suy thận mạn. Chức năng thận chỉ còn lại 15%, không còn khả năng lọc bỏ những chất độc, dịch dư thừa khỏi cơ thể. Lúc này hai thận gần như đã mất hoàn toàn chức năng và đòi hỏi bệnh nhân phải điều trị thay thế thận như ghép thận, lọc máu, …
Việc điều trị sẽ gây ra gánh nặng lớn về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Do đó, suy thận cần được phòng ngừa cũng như chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Để tiết kiệm về chi phí cũng như điều trị được bệnh tận gốc, bạn có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp điều trị suy thận bằng Đông Y rất an toàn cho sức khỏe người bệnh, giúp hỗ trợ và điều trị các chứng thận suy một cách hiệu quả.
LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0913 82 60 68
Gửi bình luận của bạn