Nguyên nhân tâm thần phân liệt đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Không ít người băn khoăn không biết bệnh tâm thần phân liệt liệu có di truyền hay không?
Ngày đăng: 06-11-2017
2,265 lượt xem
Bệnh tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần phân liệt được biết đến là một trạng thái bất thường của não bộ, là sự nhận thức thực tế sai lệch. Những biểu hiện thường thấy của chứng bệnh này đó là: ảo giác, hoang tưởng, rối loạn ảo tưởng và rối loạn hành vi.
Nếu không kịp thời nhận biết và sớm điều trị, bệnh tâm thần phân liệt kéo dài rất có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, người bệnh không thể hoạt động bình thường hay không thể tự chăm sóc cho chính mình.
Tâm thần phân liệt là căn bệnh khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn
Bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không?
Khi đào sâu nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm thần phân liệt, các thực nghiệm đã chứng minh có sự liên quan tương đối giữa di truyền và nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nó không phải là nhân tố chính tác động quyết định bạn có bị tâm thần phân liệt hay không.
- Tâm thần phân liệt có liên quan đến sự rối loạn sản xuất chất dẫn chuyền xung thần kinh Dopamine có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất hiện những triệu chứng bệnh. Hiện tượng rối loạn này cũng một phần là do nhân tố di truyền.
- Các kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy nếu trong mối quan hệ trực hệ gia đình có những người bị tâm thần phân liệt thì nguy cơ bị bệnh của bạn cũng cao hơn khoảng 10% so với những đối tượng khác.
- Không những thế, tỉ lệ cùng mắc bệnh tâm thần phân liệt từ 40 đến 65% đối với những cặp song sinh. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng đây là mối liên hệ có ảnh hưởng của nhân tố di truyền.
- Tồn tại nguy cơ bị tâm thần phân liệt cao hơn những người khác khi trong gia đình bạn có người bị mắc các bệnh liên quan đến não hoặc thần kinh, những bệnh gần giống, tương tự với tình trạng tâm thần phân liệt như rối loạn ảo tưởng hay rối loạn tư duy.
Di truyền có phải là nhân tố quyết định?
Bạn đừng quá lo lắng bởi di truyền không phải là nhân tố quyết định bạn có bị tâm thần phân liệt hay không. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, ảnh hưởng, tác động từ môi trường bên ngoài mới đóng vai trò quyết định.
Nhân tố di truyền không phải là yếu tố quyết định gây bệnh tâm thần phân liệt
Có đến 60% số bệnh nhân không hề có người thân ruột thịt trong gia đình bị bệnh tâm thần phân liệt hay các bệnh liên quan về thần kinh tương tự. Tuy nhiên, nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn nếu bạn sinh trưởng hay được nuôi lớn bởi những người bị bệnh. Điều này cho thấy môi trường mới là nhân tố quan trọng hơn cả.
Với những trẻ được sinh ra trong gia đình có người bị bệnh tâm thần phân liệt nhưng lại được nhận nuôi bởi những gia đình bình thường không có người bị bệnh khác, tỉ lệ mắc bệnh chỉ chiếm một phần rất nhỏ và không đáng kể. Môi trường sinh trưởng, phát triển tác động rất lớn đến sự biểu hiện triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt.
Nhân tố di truyền là một phần ảnh hưởng, là yếu tố nguy cơ nhưng không thể nói bạn sở hữu nhân tố đó thì sẽ mắc bệnh. Chỉ có thể nói khi bạn sở hữu một phần nhân tố di truyền đó, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn người khác mà thôi.
Tuy bệnh tâm thần phân liệt có tính chất di truyền, tuy nhiên, nếu bạn biết cách thay đổi môi trường sống theo hướng tích cực bạn hoàn toàn có khả năng phòng tránh nó. Khi nghi ngờ mình có yếu tố nguy cơ này, hãy chủ động xây dựng cho mình một môi trường sống lành mạnh hoặc liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ nếu cần thiết.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn