Rau xanh chứa nhiều chất xơ sẽ giúp giảm đường huyết nhờ làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột, trong đó nổi bật nhất là 9 loại rau dưới đây.
Ngày đăng: 04-04-2020
1,309 lượt xem
Hoạt chất charantin trong mướp đắng có tác dụng hạ đường máu, giúp làm chậm hấp thu đường sau khi ăn. Đặc biệt mướp đắng nếu dùng thường xuyên còn giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng mắt do bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 trái mướp đắng để tránh hạ đường huyết.
Chữa bệnh tiểu đường bằng mướp đắng rất hiệu quả
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bông cải xanh có rất nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa nên đặc biệt có lợi cho người tiểu đường. Bạn có thể chế biến nhiều món với bông cải xanh như luộc, nấu súp, xào thịt…
Người tiểu đường có thể ăn rất nhiều loại đậu, đỗ khác nhau như đậu cove, đậu xanh, đậu ván… Nghiên cứu đã chứng minh, ăn nhiều đậu sẽ giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ khi bị bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là bởi trong đậu chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp no lâu và đặc biệt là làm chậm hấp thu đường sau khi ăn.
Không chỉ chứa nhiều chất xơ, cà chua có rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, E, lycopen giúp phòng ngừa biến chứng cho người tiểu đường. Bạn có thể chế biến cà chua thành nhiều món khác nhau, chẳng hạn như trộn salad, xào rau hoặc nấu canh.
Đậu bắp có rất nhiều chất xơ hòa tan, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa đường tại ruột. Khi ăn đậu bắp cùng tinh bột, chất béo sẽ giúp làm chậm hấp thu cả đường và chất béo vào máu, nhờ đó không làm đường huyết tăng nhanh.
Một số quốc gia, người dân còn dùng trái đậu bắp, ngâm với nước sôi để qua đêm và uống vào sáng sớm hôm sau để giúp làm giảm đường huyết.
Đậu bắp chữa bệnh tiểu đường rất tốt
Bí đao có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người tiểu đường. Loại quả này có chứa hợp chất hytein – caperin giúp ngăn chặn chuyển hóa đường thành mỡ, nhờ đó giúp giữ cân nặng và có thể hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, bí đao còn rất giàu vitamin B9, A, C, E và các khoáng chất, chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
Bạn có thể luộc bí đao để ăn hàng ngày, hoặc nấu canh cùng với thịt và các loại rau khác. Lưu ý không uống nước ép bí đao sống vì loại nước này có thể gây hại cho đường ruột.
Một số người cho rằng người tiểu đường không nên ăn bí ngô bởi chúng có vị ngọt và chứa nhiều tinh bột. Nhưng thực tế, bí ngô rất tốt với người tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng bí ngô thường xuyên, đường huyết được kiểm soát tốt hơn. Đồng thời loại quả này còn giúp làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, tốt cho xương, ngăn ngừa ung thư, giảm viêm loét dạ dày…
Bạn có thể ăn dưa chuột buổi sáng hoặc trong các bữa ăn. Dưa chuột ăn rất mát, dễ ăn, chứa nhiều nước, ít năng lượng nên người tiểu đường có thể ăn thường xuyên. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy dưa chuột hỗ trợ tăng hoạt tính của lnsulin, nhờ đó giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
Bằng cách bổ sung 8 loại rau kể trên vào bữa ăn trong ngày kết hợp với việc sử dụng các thuốc, chắc chắn bạn sẽ kiểm soát đường huyết, HbA1c tốt hơn.
<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
Gửi bình luận của bạn