Bệnh tâm thần không giống bất cứ 1 căn bệnh nào mà chỉ qua triệu chứng, hay máy móc mà chẩn đoán hay kết luận được.
Ngày đăng: 01-06-2019
1,228 lượt xem
Chẩn đoán bệnh tâm thần không hề đơn giản
Những căn bệnh khác có thể siêu âm, nội soi, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ để xác định. Nhưng bệnh tâm thần thì chỉ có thể trao đổi trực tiếp với người bệnh, hoặc tiếp nhận thông tin từ người thân của bệnh nhân mà chẩn đoán bệnh.
Nhưng để xác định chính xác loại bệnh tâm thần thì phải tiếp xúc với bệnh nhân, đây là cả một môn nghệ thuật giao tiếp.
Đối với các bệnh nhân tâm thần phải kiên nhẫn, nhẹ nhàng, mềm mỏng khi hỏi han bệnh tình. Và quan trọng là phải biết tùy cơ ứng biến trong từng trường hợp để khai thác tâm lý người bệnh.
Khi trò chuyện với bệnh nhân tâm thần, phải cố gắng đi hết câu chuyện, buổi trò chuyện chỉ kết thúc khi bác sĩ hiểu rõ vấn đề của bệnh nhân và mong muốn của họ, từ đó có những phương pháp điều trị hợp lý.
Nói chuyện cùng bệnh nhân tâm thần không hề dễ dàng
Sự phối hợp của người thân bệnh nhân tâm thần là điều rất quan trọng
Người tâm thần tùy từng mức độ nặng nhẹ luôn là mối nguy hiểm tiềm ẩn cho những người xung quanh. Họ có thể nghe thấy tiếng người nói trong đầu, thấy mình bị chửi mắng, nói xấu và thấy hình ảnh không giống với thực tại hoặc những hình ảnh mà người khác không thấy.
Họ cho rằng có người đang làm hại mình, theo dõi điều khiển mình, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến người bệnh vô cớ tấn công, sát hại người khác, có ý định và hành vi tự sát mà không phải do bế tắc trong cuộc sống.
Khi người nhà phát hiện họ có những hành vi nguy hiểm thì nên cất hết những vật dụng sắc nhọn, theo dõi hành động của họ, đồng thời thông báo cho mọi người xung quanh để họ tránh xa, đề phòng người bệnh tấn công.
Việc điều trị là giải pháp nhất thời của thời kỳ bệnh tiến triển cấp tính, chỉ chiếm một thời gian không đáng kể trong quá trình điều trị người bệnh, còn mục đích chính là đưa người bệnh hòa nhập cộng đồng.
Muốn vậy, phải phối hợp nhiều liệu pháp điều trị, phối hợp nhiều tổ chức trong xã hội với gia đình và đặc biệt là sự hợp tác của người bệnh trong suốt quá trình điều trị.
Liệu pháp tâm lý rất quan trọng đối với bệnh nhân tâm thần
Khi trong nhà có người thân mắc bệnh tâm thần, mọi thành viên phải bình tĩnh, biết chấp nhận người bệnh, không cố tranh luận với người bệnh, hay kỳ thị, phân biệt, mà phải dành cho họ sự quan tâm về tình cảm, giúp họ có cảm giác an toàn, dễ hòa nhập hơn với mọi người xung quanh.
Đặc biệt, người mắc bệnh tâm thần do tâm lý thì nhất định phải dùng liệu pháp tâm lý mới có kết quả tốt. Bên cạnh đó, phải cho người bệnh lao động để khôi phục các hoạt động tâm thần, thích ứng được với cuộc sống xã hội.
Đồng thời, phải có sự khen thưởng, động viên kịp thời nếu người bệnh làm được việc tốt hoặc cư xử theo ý muốn của gia đình để họ thấy được sự yêu mến của gia đình dành cho mình, từ đó mới tích cực hành động theo sự hướng dẫn của gia đình.
Bệnh tâm thần dễ tái phát nếu dùng thuốc an thần không đều, không dùng thuốc, hoặc bỏ thuốc do thuốc an thần thường gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.
Do đó, ngoài liệu pháp tâm lý, gia đình nên tham khảo những phương pháp điều trị bệnh tâm thần hiệu quả, an toàn hơn cho người bệnh như sử dụng các vị thuốc Đông y có tác dụng trấn an tinh thần, giảm kích động ở bệnh nhân tâm thần.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn