Rất nhiều người mắc chứng bệnh tâm thần về ghiền nặn gãi da

Việc gãi nặn da sẽ trở thành bệnh lý tâm thần thuộc nhóm “rối loạn ám ảnh cưỡng chế” khi hành động này trở thành sở thích, thói quen dù da không có tổn thương.

Ngày đăng: 03-10-2018

1,883 lượt xem

Những dấu hiệu nhận biết người mắc rối loạn tâm thần nghiện nặn gãi da

Ghiền nặn gãi da là một bệnh tâm thần biểu hiện bằng việc thích nặn gãi, cào cấu da nhiều lần gây trầy xước, tổn thương, nhiễm trùng da của chính bản thân.

Đây là một trong các bệnh các rối loạn kiểm soát hành vi trùng lặp vào cơ thể. Người ghiền nặn gãi da thường nhiều lần chà xát, cấu véo, thậm chí là cắn vào da ở nhiều cơ quan, bộ phận, bất kể là bình thường hay có tổn thương.

Da mặt, móng tay chân là những vị trí hay bị nặn gãi nhất. Người bệnh thường dùng móng tay, nhưng cũng có khi dùng kéo, nhíp hoặc các dụng cụ khác để cào gãi. Hậu quả của việc nặn gãi để lại trên da những vết thâm tím, đổi màu…Những trường hợp nặng có thể gây tổn thương, nhiễm trùng nghiêm trọng và nhiều sẹo trên da.

Ghiền cào cấu da có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên. Các nghiên cứu y học cho thấy, 47,5% người ghiền nặn gãi da khởi bệnh khi lên 10 tuổi, với bắt đầu từ việc nặn mụn trứng cá và cứ thế tiếp tục nặn gãi sau khi đã hết mụn. Cũng có người bắt đầu từ gãi ngứa do bị dày sừng nang lông, vẩy nến, chàm thể tạng... Người lớn thường khởi phát chứng ghiền nặn gãi da ở tuổi 30- 45 tuổi.

Cũng vì lo lắng, trầm cảm, xấu hổ, hay sợ hãi, bệnh nhân thường cố gắng che phủ da bằng son, phấn, phục trang, và thường có quan hệ không thoải mái, thân thiện với gia đình, bạn bè...và có đến 11,5% bệnh nhân ghiền nặn gãi da có ý định muốn tự tử.

Những nguyên nhân phổ biến của chứng tâm thần nghiện gãi da 

- Căng thẳng kéo dài, lo lắng và các yếu tố tâm lý khác

- Mất cân bằng thần kinh gây ra do quá tải hệ thần kinh

- Mất cân bằng sinh hóa học

- Các chấn thương thời thơ ấu

- Yếu tố cá nhân, di truyền trong gia đình.

Nghiện nặn gãi da là rối loạn tâm thần chứ không phải thói quen đơn giản

Điều trị bệnh tâm thần nghiện nặn gãi da

Ghiền nặn gãi da là một rối loạn tâm thần, nên việc điều trị khá phức tạp và thường phải dựa nhiều vào liệu pháp tâm lý hơn là dùng thuốc men, thực phẩm chức năng hỗ trợ. Hai phương pháp điều trị chứng ghiền nặn gãi da chính là dùng thuốc và liệu pháp hành vi.

Người bệnh dễ tự ti thậm chí tự tử nếu không được chữa trị kịp thời

- Dùng dược phẩm và thực phẩm

Một số nghiên cứu cho thấy các thuốc chống trầm cảm, như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc có hiệu quả trong việc giảm các hành vi ghiền nặn gãi da. Một số thực phẩm chức năng, thực phẩm thuốc (nutraceuticals), như N-acetyl cysteine cũng có hỗ trợ hữu ích.

- Liệu pháp hành vi

Nghiện nặn gãi da là một rối loạn tâm thần, nên điều chỉnh hành vi thật sự quan trọng hơn cả việc dùng thuốc. Những điều trị hành vi bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp nâng cao hành vi, liệu pháp cam, và huấn luyện thay đổi thói quen. Đặc biệt, hướng dẫn đảo ngược thói quen được chứng minh là rất hiệu quả. Ví dụ, khuyến khích bệnh nhân không để tay trống, tay luôn có nắm đồ vật trong ngày.

Cần nhớ rằng đây là một căn bệnh thật sự chứ không đơn giản chỉ là một thói quen, cá tính đặc thù. Người bệnh cần phải có bác sĩ chuyên khoa tâm thần khám, tư vấn, điều trị cẩn thận mới chấm dứt được rối loạn tâm thần nghiện nặn gãi da.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha