Cần thận với những rối loạn tâm thần trong mùa thi cử

Thời điểm này đang là cao điểm của các đợt thi, vì vậy nhiều thí sinh phải chịu áp lực, căng thẳng trí óc, mệt mỏi, suy nhược dễ dẫn đến các rối loạn tâm thần

Ngày đăng: 12-06-2019

1,296 lượt xem

Những biểu hiện thường gặp khi bị rối loạn tâm thần do áp lực thi cử

Thực tế những kì thi đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều học sinh vì lịch học tập nặng nề, phải thức khuya, dậy sớm, khiến nhiều em rơi vào trạng thái stress đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... thậm chí mắc các chứng bệnh về tâm thần.

Bệnh nhân thường có các biểu hiện hay gặp như: căng thẳng, ngủ kém, buồn chán, tinh thần xấu và luôn có một nỗi buồn hiện diện, cảm giác chán nản, không có khả năng vui thích với những thứ mà bình thường khiến bản thân vui vẻ. Tâm trạng chán chường này thường đi kèm với những suy nghĩ và cách nhìn tiêu cực.

Nhiều trường hợp ở thái cực có tâm trạng phấn khích, hay khó chịu, nói nhiều, nhiều năng lượng hơn một cách rõ rệt, cư xử hành động không phù hợp, dễ bị phân tán...

Áp lực thi cử dễ gây ra các rối loạn tâm thần

Làm cách nào để hạn chế rối loạn tâm thần trong mùa thi

Phương pháp học tập đúng

Các thí sinh cần có lịch trình học tập khoa học, sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý để thí sinh chuẩn bị tốt về mặt tâm lý cũng như các kiến thức cần thiết cho kỳ thi. Tránh tình trạng lo lắng thái quá học đêm học ngày rất có hại cho sức khỏe, dễ bị stress vì tâm lý hoang mang, thậm chí tìm lối thoát hết sức cực đoan để thoát khỏi áp lực thi cử.

Nên tập trung học vào buổi sáng, sau đó nghỉ ngơi, tham gia vui chơi, thể dục thể thao, để tách rời hẳn sách vở. Đến buổi tối, nên suy nghĩ ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong ngày và không nên học khuya quá vì dễ gây quá tải cho não.

Cần có phương pháp học tập khoa học để hạn chế căng thẳng

Cần ngủ đủ giấc

Nếu ngủ không đủ giấc sẽ gây ra những hậu quả khôn lường như thiếu tập trung, giảm trí nhớ… vì vậy, nên ngủ ít nhất 6 - 7 giờ trong một đêm, nên ngủ 8 giờ/ngày sẽ tốt cho sức khỏe và học tập.

Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Bữa ăn hàng ngày cần đầy chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây giàu vitamin để tăng sức đề kháng, uống nhiều nước để làm mát cơ thể. Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho trí nhớ như: thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành sẽ tạo chất dẫn truyền thần kinh.

Đặc biệt cần hạn chế sử dụng những chất kích thích như: cà phê, trà đặc sẽ ảnh hưởng không tốt trí nhớ và tinh thần của các thí sinh.

Điều quan trọng nhất là gia đình không nên đặt quá nhiều kỳ vọng hay áp lực lên con cái, quan tâm nhiều hơn đến phương pháp học tập cũng như sức khỏe của con, cần phát hiện các bất thường để đưa con đi tư vấn tâm lý, điều trị kịp thời, cần tạo sự thoải mái để các thí sinh cảm thấy thi cử là việc bình thường.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha