Hiện nay đối với các loại thuốc và phác đồ của y học hiên đại trong chữa trị bệnh hoang tưởng thì việc điều trị khỏi bệnh hoàn toàn chỉ đạt 5-7% số ca mắc bệnh. Một tỉ lệ lên đến 93-95% bệnh nhân còn lại gần như mắc bệnh suốt đời, thuốc tây chỉ có tác dụng cắt cơn nhanh chóng chứ không thể chữa trị dứt điểm bệnh.
Ngày đăng: 14-04-2017
2,268 lượt xem
Những biểu hiện cụ thể của bệnh hoang tưởng
- Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ. Có trường hợp dẫn đến căng thẳng, đờ đẫn không muốn ăn uống hay hoạt động gì, suốt ngày ngồi hay nằm một chỗ.
- Có những rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc như cảm giác hai chiều vừa yêu vừa ghét hay cảm xúc trái ngược là người thân thì rất ghét, căm thù nhưng người dưng lại tin tưởng.
Bệnh hoang tưởng thường có dấu hiệu dễ nhận biết
- Bệnh nhân còn có các triệu chứng điển hình như đi lang thang, nhặt rác, tích trữ các vật dụng bỏ đi, cười một mình, tự trò chuyện một mình.
- Dấu hiệu đáng quan tâm nhất ở bệnh hoang tưởng mà bác sĩ thường ghi chẩn đoán là "ảo thanh bình phẩm" hay ảo thanh. Tức là bệnh nhân thường nghe có tiếng nói chuyện trong đầu, hoặc tiếng nói trong bụng phát ra. Có khi là tiếng nói xấu hoặc khen bệnh nhân, có khi phân tích, nhận xét những hành vi, suy nghĩ của bệnh nhân. Thậm chí tiếng nói đó ra lệnh, bắt bệnh nhân làm theo việc này việc khác.
- Bệnh nhân còn có biểu hiện hoang tưởng ma nhập, luôn có cảm giác bị theo dõi, bị hại, bị bắt, bị giết, bị bệnh. Có người lại có hoang tưởng mình là nhà nghiên cứu, phát minh. Thực tế rất nhiều bệnh nhân tuy mắc bệnh hoang tưởng nhưng nói năng lưu loát, trí nhớ hơn người bình thường.
Một số loại thuốc tây chữa bệnh hoang tưởng phổ biến
Thường xuyên giao tiếp với bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng là giải pháp tốt nhất
Một số thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích trong chữa bệnh hoang tưởng. Ví dụ như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) như fluoxetine (Prozac), fluvoxamine (Luvox) và paroxetin (Paxil) và thuốc chống trầm cảm ba vòng như clomipramine (Anafranil) và imipramine (Tofranil).
Ngoài điều trị bằng thuốc, nên lưu ý người bệnh trong việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá, stress, yếu tố môi trường, tình trạng gia đình (người thân bị mất, bản thân ly thân, ly hôn...) là các yếu tố thúc đẩy bệnh hoang tưởng phát triển nặng hơn.
Một số lưu ý khi dùng thuốc tây chữa bệnh hoang tưởng:
- Phải dùng đúng liều, không bỏ dở sẽ khó chữa khỏi hẳn. Trong thời gian ổn định, người bệnh có thể học tập làm việc như người bình thường. Tùy giai đoạn mà thầy thuốc sẽ cho liều khác nhau
- Tránh nhầm lẫn bệnh dẫn tới dùng nhầm thuốc: người bệnh tâm thần phân liệt có thể có triệu chứng âm tính với tư duy nghèo nàn, ý chí suy đồi mất hứng thú, vô cảm, mất động lực, gọi chung là suy giảm năng lượng tâm thần.
- Bệnh nhân mắc bệnh hoang tưởng thường nghĩ mình không bị bệnh, không thích, không chịu dùng thuốc. Ở bệnh viện, điều dưỡng viên phải tìm mọi cách cho người bệnh dùng thuốc (có khi yêu cầu phải uống hết thuốc trước mặt mình mà không giao thuốc cho người bệnh tự dùng). Ở nhà, người nhà phải nhắc người bệnh dùng thuốc đúng hướng dẫn.
Tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc tây chữa bệnh hoang tưởng
- Gây mất tập trung, giảm nhanh nhẹn, buồn ngủ, ngủ lơ mơ, đặc biệt nhóm thuốc có cấu trúc dẫn chất phenothiazin chứa nhóm chức histaminergic (như clopromazin) thì càng nặng sẽ tăn không kiểm soát được. Khi dùng thuốc, không được lái tàu xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao, làm các việc mạo hiểm vì dễ gây ra tai nạn.
Một số loại thuốc chẳng hạn như Olanzapin gây hạ huyết áp tư thế đứng, tăng triglycerid huyết, tăng trọng. Clozapin làm giảm bạch cầu hạt, gây chết người.
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn