Điểm mặt 10 thủ phạm thường thấy gây nên bệnh suy thận

Thận là cơ quan nội tạng quan trọng. Những thói quen xấu là nguyên nhân chính gây bệnh lý ở thận, nặng nhất sẽ dẫn đến suy thận.

Ngày đăng: 29-06-2023

256 lượt xem

Điểm mặt một số thủ phạm thường thấy gây ra bệnh lý suy thận

1. Ăn mặn: Khi ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ hấp thụ lượng muối dư thừa, dẫn đến huyết áp cao. Thói quen ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Đối với người mắc các bệnh lý về thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn.

2. Uống ít nước: Đây là một nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý về thận. Khi bạn uống ít nước, hệ tiết niệu cũng ít cơ hội để hoạt động, nước tiểu mất nhiều thời gian để tích trữ cho một lần đào thải. Lúc ấy, nước tiểu dễ trở nên đậm đặc, tăng lượng chất đọng khiến sỏi dễ hình thành ở thận và đường tiết niệu.

3. Thường xuyên nhịn tiểu: Nếu nhịn tiểu trong một thời gian dài, làm cho áp lực bên trong bàng quang tăng lên, dẫn đến vi khuẩn xâm nhập làm viêm bàng quang. Theo thời gian, bạn sẽ có nguy cơ mắc các các bệnh lý nguy hiểm về bàng quang và thận.

Nhịn tiểu thường xuyên dễ gây ra các bệnh lý nguy hiểm về thận

4. Ăn rau quả sai cách: Đối với những người bị rối loạn chức năng thận mãn tính, không phải loại rau quả nào cũng có thể ăn nhiều. Các loại trái cây và rau quả thường được coi là thực phẩm tự nhiên có chứa thành phần Kali, là nguyên nhân phá hủy các chức năng thận. Các loại thực phẩm người bệnh thận cần tránh: chuối, dưa dấu, quýt, lựu, rau chân vịt, gừng, măng tre…

5. Uống nhiều nước ngọt: Những món đồ uốn này chứa khá nhiều Axit với độ PH cao sẽ làm thay đổi chết bên trong cơ thể sau khi uống. Thận là cơ quan chính của cơ thể có chức năng điều chỉnh PH. Nếu bạn uống nhiều nước ngọt trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ làm tổn thương thận.

6. Ngồi lâu một chỗ: Khi nam giới ít vận động, phần dưới của cơ thể dễ bị béo phì, dẫn đến việc không đủ máu cung cấp cho phần trên của cơ thể. Làm cho nguồn cung cấp máu đến thận bị ảnh hưởng.

Ít vận động cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. Khi đó, lượng muối canxi sẽ tăng lên trong thành phần nước tiểu, từ đó dễ hình thành việc tạo sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Không chỉ thế, việc không vận động thường xuyên có thể gây sa nội tạng, khiến ống mật bị chèn ép làm dịch mật bị tích tụ, hình thành sỏi mật.

7. Uống thuốc sai cách: Các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh đều có những tác hại nhất định đối với thận. Một số thuốc có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp: thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc, hóa chất điều trị ung thư; thuốc cản quang… Nếu không có chỉ định của bác sĩ, không nên uống thuốc tùy tiện.

8. Biến chứng bệnh tiểu đường: Tiểu đường ngày nay được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở các nước phát triển và đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam. Tiểu đường gây nhiều biến chứng lên các cơ quan khác như tim mạch, mắt, thần kinh…Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng thì tỉ lệ biến chứng dẫn đến suy thận ngày càng cao.

9. Huyết áp cao: Huyết áp cao không được kiểm soát tốt sẽ gây ra đạm (đạm niệu), sau đó nặng hơn sẽ dẫn đến suy thận.

10. Bệnh lý nhiễm trùng: Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây biến chứng thận và suy thận. Như viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao có thể gây sốc nhiễm khuẩn và suy thận cấp.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh suy thận

Làm sao để ngăn ngừa suy thận?

Nếu có bệnh tiểu đường, cần điều trị tốt đường máu (ở mức bình thường) và thường xuyên kiểm tra chất đạm trong nước tiểu (dấu hiệu của bệnh thận).

Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp. Điều trị tốt bệnh tăng mỡ máu. Không hút thuốc lá, không uống nhiều rượu. Nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả (trái cây, rau quả tươi; cá, thịt, gia cầm như gà, vịt…; củ hành, tiêu, chanh, gừng…)

Uống đủ nước: 2 – 3 lít/ngày tuỳ mức vận động, thời tiết. Thể dục đều đặn. Không tự ý dùng thuốc bừa bãi. Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể men chuyển. Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ sáu tháng hoặc một năm. Khi khám thận, cần chú ý kiểm tra huyết áp; nước tiểu: đạm, hồng cầu, bạch cầu; xét nghiệm máu: ure, creatinin.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Người bị suy thận nên ăn những thực phẩm nào để bồi bổ sức khỏe

Ớt đỏ: Ớt đỏ làm tăng thêm hương vị của món ăn dù đó là món nướng, rang, nấu chín … Ớt đỏ giúp phá vỡ các chất thải trong m.áu, do đó rất tốt cho những người bị bệnh thận.

Lòng trắng trứng: Nếu bạn có vấn đề về thận, bạn cần protein ít phốt pho. Lòng trắng trứng sẽ đáp ứng được lượng protein ít phốt pho so với những nguồn thực phẩm cung cấp protein khác. Hãy nhớ rằng những người có vấn đề về thận nên tránh lòng đỏ trứng.

Súp lơ: Cách đơn giản nhất là luộc súp lơ và cho thêm một chút muối. Súp lơ có tác dụng loại bỏ chất độc hại trong cơ thể của bạn. Súp lơ rất giàu chất indoles, glucosinolates và thiocyanates giúp tống khứ các chất độc trong cơ thể, giúp thận khỏe mạnh hơn.

Bắp cải: Bắp cải chứa chất phytochemical giúp giảm các tế bào gốc tự do gây nguy hại cho cơ thể và da. Nhờ hàm lượng kali thấp, cải bắp trở thành sự lựa chọn không thể tốt hơn cho chế độ ăn uống của những người đang bị bệnh thận vì nó sẽ giúp giảm áp lực thải lọc chất độc mà thận vẫn đảm nhiệm.

Cá: Món cá được phổ biến đối với người dân, các loại cá béo (cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu…) thường chứa nhiều omega-3 – có tác dụng chống viêm nên có thể làm giảm các vấn đề về thận. Cá cũng là một nguồn protein tốt nên bạn đừng bỏ qua món ăn bổ dưỡng này nhé.

Nước ép hoa quả: Nước ép trái cây hoặc nước rau đều có tác dụng làm tan chất thải và thải ra ngoài cơ thể. Trong các loại nước ép, đặc biệt là các loại nước ép rau có chất phytochemical được coi là tuyệt vời cho những người đang lọc máu vì chúng giúp ngăn ngừa suy thận. Các loại nước ép trái cây, đặc biệt là các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa nên giúp bạn tránh các vấn đề rắc rối và cải thiện sức khỏe của thận.

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người mắc bệnh suy thận

Thay đổi chế độ ăn uống giúp tăng cường chức năng thận  

Thay đổi chế độ ăn uống là một trong những cách quan trọng để tăng cường chức năng thận. Dưới đây là một số lời khuyên về cách điều chỉnh chế độ ăn uống cho người bị suy thận:

- Giảm lượng natri (muối): Người bệnh nên tránh thực phẩm có hàm lượng muối cao như đồ chế biến sẵn, dưa muối, cá khô, nước chấm...

- Hạn chế protein: Người bệnh nên sử dụng protein ở khẩu phần hợp lý theo chỉ định của bác sỹ, tránh ăn quá nhiều thịt, hải sản, nội tạng động vật... Các loại dầu, hạt nhiều dầu có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương là gợi ý thay thế mỡ động vật. Các loại ngũ cốc có lượng đạm thấp có thể thay thế cơm như miến, khoai củ, bột sắn...

- Theo dõi lượng kali và phospho: Người bị suy thận nên hạn chế thực phẩm giàu kali như chuối, đu đủ...; Thực phẩm giàu phospho như sữa và các sản phẩm từ sữa, nước ngọt đậm màu...

Tăng cường chức năng thận bằng cách tập thể dục

Tập thể dục có thể giúp tăng cường chức năng thận bằng cách cải thiện lưu thông máu và giảm gánh nặng cho thận. Người bệnh nên tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần.

Hình thức tập thể dục nên chọn cường độ vừa phải, giúp cải thiện sức khỏe thận mà không gây ra căng thẳng hoặc chấn thương cho cơ thể. Người bị suy thận nên lựa chọn bài tập nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, đạp xe, yoga…

TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ SUY THẬN BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

SAU KHI ĐIỀU TRỊ SUY THẬN BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>

1. THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính
 
2. Số nhà 20 đường số 2 (G20), khu đô thị JAMONA, Phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, ĐT: 0913 82 60 68
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha