Mỗi người trong chúng ta đều phải đối mặt với rất nhiều áp lực trong cuộc sống, có người mạnh mẽ vượt qua những có người mãi luẩn quẩn trong mớ khó khăn không thoát ra được, dẫn đến u uất, trầm cảm và nguy hiểm hơn là xuất hiện bệnh hoang tưởng.
Ngày đăng: 16-07-2017
1,704 lượt xem
Những hoàn cảnh dễ gây ra bệnh hoang tưởng
- Bạn dễ có những suy nghĩ hoang tưởng khi đang ở trong những tình huống dễ bị tổn thương, cô lập hoặc căng thẳng, dẫn đến bạn cảm thấy tiêu cực về chính mình
- Những ám ảnh trong thời thơ ấu của bạn có thể làm bạn tin rằng thế giới không an toàn hoặc làm bạn không tin tưởng và nghi ngờ người khác, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn.
Những ám ảnh trong thời thơ ấu là tiền đề của bệnh hoang tưởng khi trưởng thành
- Sức khoẻ tinh thần: Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hoang mang , bạn sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh hoang tưởng hơn người khác vì bạn dễ nhìn mọi điều theo một cách tiêu cực.
- Bệnh tật thể chất: Chứng hoang tưởng đôi khi là triệu chứng của một số căn bệnh thể chất nhất định như bệnh Huntington, bệnh Parkinson, đột ques, bệnh Alzheimer và các dạng bệnh mất trí nhớ khác.
- Tác dụng của các chất kích thích như bia, rượu cũng có khả năng làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh hoang tưởng.
Những yếu tố làm gia tăng bệnh hoang tưởng chỉ kích thích bệnh phát triển nặng hơn chứ không phải hoàn toàn là nguyên nhân gây bệnh. Do đó, cần giữ người bệnh tránh xa các yếu tố đó nhằm kiểm soát được bệnh hoang tưởng.
Một số gợi ý để thoát ra khỏi suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hoang tưởng
- Vượt qua thái độ bi quan để tránh bệnh hoang tưởng
Một trong những lý do sinh ra bệnh hoang tưởng là khuynh hướng cho rằng điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra trong mọi tình huống, thay vì tỏ ra lạc quan về kết quả có thể đạt được. Ví dụ bạn luôn cho rằng mọi người đang bàn tán về bạn, hay ý nghĩ đồng nghiệp cố ý chèn ép bạn trong khi nhiều có khả năng chẳng có điều gì bạn suy nghĩ là đúng.
- Học cách chấp nhận sự phê bình
Bạn có thể cho rằng một người nào đó ghét bạn khi anh ta phê bình có tính xây dựng và chỉ bạn cách cải thiện tốt hơn. Nếu bạn tổn thương khi bị phê bình, nên nhớ rằng điều đó hoàn toàn là do cách bạn tiếp nhận lời phê bình đó. Bạn có thể khóc hoặc trăn trở trong nhiều tuần nhưng nên xem đó là cơ hội để cải thiện bản thân.
Học cách chấp nhận phê bình để bạn vượt qua mặc cảm bản thân
- Tâm sự với bạn thân
Một người bạn thân có thể giúp bạn thổ lộ những suy nghĩ hoang tưởng của mình, họ cũng là người đưa ra một khía cạnh khác của vấn đề theo hướng tích cực hơn cho bạn, phân tích những sai lầm của bạn.
Bạn chỉ cần chọn ra một người có quan điểm kiên định và biết lý lẽ, chắc chắn bạn không muốn ai đó làm thói hoang tưởng của mình thêm nặng hoặc khiến vấn đề trở nên tệ hơn.
- Kiếm thêm việc làm để luôn bận rộn
Một cách khác để tránh suy nghĩ gây ra bệnh hoang tưởng là không cho mình nhiều thời gian rảnh để ngồi quanh quẩn và suy nghĩ xem người khác đang nghĩ gì về mình. Dù việc bận rộn không thể giúp bạn vượt ra khỏi vấn đề nhưng nó tạo điều kiện để bạn tập trung năng lượng vào các công việc khác hiệu quả hơn, như theo đuổi thú vui sở thích hoặc tìm cách đạt mục tiêu cá nhân.
Như vậy, bản thân bạn hoàn toàn có thể tự vượt qua những trở ngại trong cuộc sống dễ gây ra hoang tưởng nếu bạn biết cách. Quan trọng nhất là luôn hướng tới những điều tích cực để tạo động lực cho chính mình.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn