Bạn cần phải làm gì khi được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần?

Một số người có thể cảm thấy khuây khỏa sau khi cuối cùng cũng được chẩn đoán ra bệnh tâm thần, nhưng đồng thời với sự khuây khỏa thì luôn có sự lo lắng và sợ hãi kèm theo. Những câu hỏi có thể hiện lên trong đầu bạn lúc này bao gồm, "Bệnh này có ý nghĩa là gì? Tôi có cần phải uống thuốc hay không? Có phải mọi người sẽ gọi tôi là điên không?"

Ngày đăng: 24-01-2018

2,076 lượt xem

1. Lắng nghe các lời khuyên, tự tìm hiểu và luôn cởi mở thảo luận về bất kỳ điều gì bạn lo lắng

Bạn có quyền lựa chọn việc có điều trị bệnh tâm thần hay không, nhưng hãy nhớ rằng các bác sĩ đang cố gắng giúp bạn trở nên tốt hơn, ngay cả khi đưa ra quyết định kế hoạch điều trị của bạn. Bác sĩ chuyên khoa tâm thần có thể khuyên bạn dùng thuốc chống trầm cảm cho chứng bệnh trầm cảm, khuyến khích bạn tập luyện thể dục nhiều hơn.

Có thể bạn là tuýp người không bao giờ sử dụng thuốc giảm đau (aspirin) cho chứng đau đầu, bởi vì bạn không thích dùng thuốc và chỉ thích chờ cơn đau tự hết; có thể hiện tại bạn đang cảm thấy khó chịu đến mức không thể tưởng tượng nổi việc có thể bước ra khỏi nhà, tự một mình đi bộ trong vòng 20 phút.

Bạn cần lắng nghe ý kiến bác sĩ về bệnh tật của bản thân

Nhưng cũng giống như khi bạn phải bó bột khi bị gãy xương, không cần biết phiền hà như thế nào bạn vẫn phải bó bột. Hãy lắng nghe bác sĩ của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hoặc lo lắng về những điều như tác dụng phụ của thuốc, hãy mạnh dạn trao đổi. Đừng đem toa thuốc về rồi ném chúng vào thùng rác.

2. Hãy nhớ rằng bạn không "bị điên' và bạn không cô đơn

Nhiều người sau khi được chuẩn đoán mắc bệnh tâm thần sẽ bị mọi người xung quanh xa lánh, cho rằng họ bị điên và cần phải tránh xa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bệnh nhân.

Chẩn đoán bệnh tâm thần có thể khiến cho bạn cảm thấy như mình là người cô đơn nhất, vô dụng nhất trên thế giới. Vậy mà xung quanh sự kỳ thị với rối loạn tâm thần lại càng không giúp giải quyết vấn đề; những quan niệm sai lầm có thể khiến người khác nói ra những điều không nên mặc dù ý định của họ tốt.

Rất nhiều người được chẩn đoán không muốn nói về bệnh tâm thần của mình. Tuy nhiên, họ hoàn toàn có thể sống một cuộc sống trọn vẹn sau khi được chẩn đoán bệnh tâm thần. 

Việc chuẩn đoán bệnh tâm thần có thể khiến bạn bị xa lánh và cô độc

3. Hãy làm gì đó để nhắc nhở bạn rằng bản thân mình là ai

Sự tự nhận thức về chính bản thân mình là rất cần thiết. Bạn hoàn toàn là chính bản thân bạn trước và sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần. Có rất nhiều người mắc bệnh tâm thần vẫn luôn mang nhiều hoài bão, sự chân thành, thích đọc sách, và chụp ảnh. Để làm được điều này thì người thân của bạn cần phải phối hợp với bác sĩ điều trị để hỗ trợ bạn trong việc tạo ra môi trường sống thoải mái, tìm ra các giải pháp tâm lý hiệu quả nhất.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha