Bệnh động kinh ở trẻ em, có những dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng dễ nhận biết ngay từ những ngày đầu lên cơn co giật. Cha mẹ khi thấy con mình có dấu hiệu này thì nhanh chóng điều trị để con mình khỏi bệnh trở lại.
Ngày đăng: 18-02-2020
1,537 lượt xem
Bệnh co giật động kinh hay còn gọi là bệnh giật kinh phong. Đây là căn bệnh có thể nói khó có thể biết được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Bởi ngay cả khi đi chụp chiếu thì tỉ lệ cho ra kết quả cũng chỉ dưới 5% mà thôi. Có khi bệnh nhân vừa bị lên cơn co giật, đem đi chụp chiếu cũng không thấy gì.
Bởi vậy, biểu hiện lâm sàng là chính xác và dễ nhận biết nhất.
Chúng ta chỉ có thể lý giải một cách chung chung như sau.
Do “Can” (Tây y gọi là gan) không tàng huyết, dẫn đến khí huyết không lưu, dẫn đến co giật.
Đấy là nói chung chung.
Còn đi vào cụ thể thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị chứng bệnh động kinh này.
Ngộ độc thai nhi
Ngộ độc thai nhi. Có lẽ đây cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến bệnh nhi mắc chứng co giật động kinh này.
Con gái tôi (sinh 2016), khi sinh ra được 5 ngày đã mắc chứng bệnh co giật động kinh. Một ngày cháu giật trên dưới 20 lần. Lúc đầu thấy mắt có biểu hiện trợn trợn, lòng trắng nhiều hơn. Tay chân co cứng, có biểu hiện gồng mình và dặn.
Lúc đầu tưởng cháu bị ngứa lông đẹn (lông tơ). Nhưng, khi quan sát, thấy càng ngày càng bị nhiều hơn, với tần suất cũng nhiều hơn.
Mỗi lần co cứng cơ là cháu lại khóc.
Nhưng, cũng may mắn là nhà tôi lại chữa trị căn bệnh động kinh này. Lúc đó, cháu mới có 5 ngày tuổi. Không thể uống thuốc được. Do đó, mẹ cháu uống hoàn toàn.
Khi cháu hết 6 tháng đầu thì cả mẹ và con cùng uống. Như đánh trận vậy. Mỗi lần cho cháu uống thuốc là tôi không dám đến gần. Vì thấy con khóc, không chịu uống thuốc. Nhìn rất là thương.
Lúc này cũng đã đơn hơn. Nhưng, các cơn co giật vẫn còn. Mỗi ngày khoảng 2 đến 5 cơn. Mỗi cơn khoảng 15 đến 20 giây.
Nói chung là nhà làm nghề chữa trị căn bệnh này. Nhưng, tôi vẫn buồn và thương con đến rơi nước mắt mỗi khi nhìn thấy con lên cơn co giật.
Bố mẹ vợ tôi cũng thương cháu và chỉ biết gọi điện cho ông bà thông gia (bố mẹ đẻ tôi) “ông ơi! ông xem thế nào cố gắng chữa cho cháu khỏi bệnh, chứ tôi thấy cháu vẫn giật”. Bố đẻ tôi lại phải động viên ông thông gia (bố vợ tôi). “Ông yên tâm, bệnh của cháu sẽ khỏi thôi”.
Và khi cháu được 10 tháng thì các cơn đã đỡ đi nhiều. Chỉ còn 1 vài cơn trong tháng.
Nhưng, một lần Dì của cháu (em vợ tôi) đi siêu thị mua con lươn khoảng 2 lạng về nấu cháo cho cháu ăn. Việc này vợ chồng tôi không biết (hôm đó cả 2 vợ chồng đi công việc). Ăn xong là cháu bị giật liên tục hơn 1 tuần. Lúc này, tâm trạng tôi rất buồn. Đã gọi điện cho bố mẹ đẻ tôi (ở ngoài Bắc, còn tôi ở HCM). Bố tôi cũng thấy lạ. Và hỏi về chế độ ăn của cháu. Hóa ra, là cháu ăn lươn.
Bởi vậy, mới bị giật liên tục như vậy.
Người bị bệnh động kinh không nên ăn các thực phẩm nhiều đạm: lươn, cá quả, thịt trâu, chó, mèo, dê.
Thế rồi, cũng qua đi 1 tuần ác mộng ấy.
Qủa thật nhà tôi chữa bệnh động kinh này. Nhưng, khi con tôi bị bệnh tôi cũng không tránh khỏi có những lúc hoài nghi về phương thuốc. Và có những lúc thoáng qua còn nghĩ có khi nào con mình nằm trong trường hợp hiếm kia không.
Mỗi khi con bị sốt, đưa đi bệnh viện, bác sĩ còn quở, sao con bị còi thế này. Lúc cháu được hơn 12 tháng cũng chỉ nặng có 5kg (trong khi sinh ra đã 3,3kg rồi). Bác sĩ khuyên về cho cháu ăn thêm lòng đỏ trứng gà. Nhưng, bệnh động kinh thì kiêng ăn thịt và trứng gà, vịt, gan, ngỗng.
Tôi phải giải thích cho bác sĩ rằng, cháu đang bị động kinh, nên phải kiêng các thứ ấy.
Và rồi sau 20 tháng liên tiếp, cả mẹ và con cùng uống thì cháu đã khỏi hoàn toàn.
Hôm nay, cũng đã gần 4 tuổi tồi.
Cũng rất may là cháu khỏe mạnh. Mặc dù hơi nhẹ cân. Hiện tại chỉ 12kg.
Nhưng, gia đình nội ngoại đều vui.
Vì cháu đã khỏi bệnh.
Nguyên nhân bệnh của cháu:
Có lẽ phần nhiều là do bị ngộ độc thai nhi.
Bởi, chúng tôi cưới nhau xong thì vợ tôi mới đi tiêm chủng rubella. Mà thời gian là phải hết 3 tháng mới được mang bầu.
Nhưng, chỉ một lần sơ đễnh phòng ngừa thì vợ tôi đã mang thai.
Lúc này, cả nội và ngoại đều “xanh mặt” và khuyên nên bỏ. Bởi sợ sau này ảnh hưởng tới thai nhi thì sao. Mọi người rất lo lắng.
Lúc này, tôi hỏi vợ.
Vợ tôi nói rằng. Không bỏ thai. Và chấp nhận mọi thứ. Ngay cả điều xấu nhất xảy ra.
Còn tôi, thì vừa vui vì được làm bố lần đầu tiên trong đời ở tuổi ngoài 32. Một phần cũng lo lắng. Mọi thứ trở lên hỗn loạn trong tâm trí tôi lúc này.
Và 2 vợ chồng đã quyết định giữ lại thai nhi.
Và sẵn sàng chấp nhận mọi thứ đến.
Mỗi lần đi khám thai kỳ là một lần hồi hộp.
Và điều tuyệt vời đã đến khi sinh cháu ra lành lặn. Lúc này, cả nội và ngoại mới thở phào nhẹ nhõm.
Như vậy, với trường hợp con gái tôi, là do bị ngộ độc thai nhi mà dẫn tới căn bệnh này.
Lời khuyên:
Các bà mẹ trước khi muốn sinh con thì phần chuẩn bị sức khỏe là cần thiết. Nhưng, cần lưu ý thời gian tiêm chủng rubella. Cần phải tuân thủ thời gian khuyến nghị trước khi mang thai.
Hút Thai
Với trường hợp hút thai cũng là nguyên nhân dẫn đến bị chứng động kinh ở trẻ nhỏ
Sinh non
Sinh Mổ
Cạn nước ối
Dẫn đến hiện tượng tượng bị ngạt
Dinh dưỡng
Cần có chế độ dinh dưỡng đủ, đa dạng khi mẹ mang bầu và sau khi đã sinh
Trấn thương thương bào thai
Khi mẹ mang bầu tránh tối đa việc bị chấn thương vào vùng bụng
Di truyền
Có, nhưng tỉ lệ rất thấp
Khác
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau dẫn đến bị chứng động kinh ở trẻ em.
Để phòng ngừa tốt hơn chính là việc sống lành mạnh, hạn chế tối đa các tác động trên.
Còn trường hợp không may bị bệnh động kinh cũng đừng quá hoang mang và nản lòng.
Vì chính gia đình tôi cũng đã từng trải qua và chứng kiến khi con gái mình bị bệnh.
Chỉ cần kiên trì thì bệnh sẽ khỏi.
Vì đây là căn bệnh mạn tính. Do đó không thể một vài ngày hay vài tuần là khỏi.
Người điều trị nhanh nhất cũng phải 3 tháng.
Có trường hợp đến 2 năm.
Và trong thời gian đầu là rất vất vả và khó khăn. Không chỉ là bệnh tiến triển nhanh hay chậm còn tùy vào mỗi người khác nhau. Mà tâm lý của người thân, người bệnh cũng rất quan trọng. Nếu không đủ kiên nhẫn và niềm tin vào phác đồ điều trị thì rất khó khăn trong việc điều trị. Bởi tâm lý hoang mang và không kiên trì sẽ dẫn đến việc không tuân thủ phác đồ điều trị cũng như kiên trì chữa bệnh.
Chúng ta biết rằng với căn bệnh động kinh này không phải điều trị là cơn co giật hết ngay.
Mà nó phải mất thời gian để thuyên giảm từ từ.
Như thời gian lên cơn giảm dần. VD khi chưa điều trị là cơn kéo dài 2 phút, sau đó giảm xuống 1 phút 45 giây, 1 phút 30 giây, xuống 1 phút,...và đến chỉ còn các biểu hiện như giật mình,...
Rồi, có trường hợp bị co giật nhiều quá dẫn đến hiện tượng chân tay co cứng. Có trường hợp bị yếu chân tay, khó khăn trong việc di chuyển. Có trường hợp chỉ nằm một chỗ, người mềm nhũn như bún,...Và các triệu chứng này giảm dần giảm dần
Hoặc khi chưa điều trị thì một ngày 3 cơn, sau đó giảm xuống 1 ngày 2 cơn, 1 ngày 1 cơn, rồi 5 ngày 1 cơn, 15 ngày 1 cơn,...
Đấy là bệnh đang thuyên giảm tốt.
Nhưng, khi gặp thời tiết biến động, thì cơn động kinh lại giật nhiều hơn. Chỉ khi khỏi hoàn toàn thì các triệu chứng co giật mới hết hoàn toàn.
ĐÂY LÀ TRẢI NGHIỆM VÀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ CỦA CON GÁI TÔI
ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ VUI LÒNG LIÊN HỆ TRỰC TIẾP
0378 041 262
0913 82 60 68
Gửi bình luận của bạn