Biểu Hiện Bệnh Động Kinh ✅(Giật Kinh Phong), Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị Khỏi Bệnh Động Kinh

Bệnh động kinh (Giật Kinh Phong) một căn bệnh đã mang lại sự tổn thương về tinh thần và thể xác cho bệnh nhân. Trường hợp bệnh động kinh nặng hơn là mất đi cả tương lai của một đời người. Sống trong chuỗi ngày đau đớn, bệnh tật. Bởi vậy, chữa khỏi bệnh động kinh là điều mà các bệnh nhân và người thân luôn khát khao và mong muốn.

Ngày đăng: 25-06-2020

11,236 lượt xem

BIỂU HIỆN BỆNH ĐỘNG KINH, NGUYÊN NHÂN, CÁCH CHỮA TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH (Giật Kinh Phong)

 

1.Vậy bệnh động kinh có biểu hiện như thế nào?

Bệnh động kinh có nhiều biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Mỗi người có một biểu hiện là không giống nhau. Nhưng, về cơ bản có một vài biểu hiện tương đồng, phổ biến dễ nhận biết như ở dưới đây:

Động kinh toàn thể

Co giật toàn thân:

Toàn thân có giật liên hồi trong thời gian từ 30 giây đến 2 phút. Cũng có vài trường hợp co giật nhiều hơn. 

Thường thì người bị bệnh co giật động kinh không biết khi nào lên cơn co giật. Các cơn co giật thường đến bất chợt. Có khi đang làm việc, đang chạy xe, đang đi chơi, đang hoạt động việc nào đó. Cơn lên nhanh đến mức bệnh nhân cũng không biết mình bị bệnh.

Bệnh nhân thường bị rơi vào vô thức (không còn biết gì nữa).

Sau khi tỉnh lại cũng không biết mình đã bị co giật động kinh.

Có người có cảm giác đau đớn, ê ẩm mình mẩy, có khi đau người và cảm giác mệt đến vài ngày.

Nhưng, có trường hợp một số ít bệnh nhân động kinh lại biết trước khi sắp lên cơn co giật từ 1 đến 2 ngày trước khi lên cơn. Có người biết mình lên cơn trước 1 đến 2 phút trước khi lên cơn. 

Có bệnh nhân thì bị lên cơn co giật động kinh vào ban ngày. Có người lên cơn co giật vào ban đêm.

Có người mỗi khi lên cơn co giật động kinh bị tiểu ra quần.

Chân tay co rút:

Chân tay co rút liên hồi ở trạng thái mất kiểm soát toàn bộ. Và bệnh nhân bị động kinh lúc này hoàn toàn rơi vào trạng thái vô thức. Đa phần ngay cả khi đã dừng cơn co giật rồi thì họ vẫn không biết chuyện gì đã xảy ra với chính mình.

Trường hợp bị co giật lặng thì 2 tay co lại: 2 bàn tay bị rút gập lại. Nếu ai đó cố gắng kéo tay ra cũng không được.

Mắt trợn ngược, lòng trắng nhiều hơn:

Khi co giật liên hồi thì mặt bị trợn ngược lên. Nhìn vào chỉ thấy lòng trắng của mắt. Nếu ai lần đầu tiên

nhìn thấy sẽ rất sợ hãi.

Sùi bọt mép:

Nước bọt chảy ra như kiểu em bé, nhưng nhiều hơn và mất kiểm soát. 

Phát ra tiếng từ cổ họng:

Có tiếng hực, hực phát ra từ trong cổ họng bệnh nhân bị co giật động kinh. 

Động kinh cục bộ

Với dạng bệnh động kinh cục bộ thì phần lớn bệnh nhân đều biết, vẫn còn ý thức được mỗi khi lên cơn.

Có người chỉ giật vài cái. Mắt có xếch sang một bên, mồm vẫn có thể méo sang một bên.

Với em bé sơ sinh có thể chân tay bị gồng cứng, hét lên (khóc), nước dãi chảy ra. Mắt trợn trợn. Mặt và toàn thân đỏ tái.

Hoặc đầu bị lắc lắc sang một bên. Bị giật mình, hay hốt hoảng khi có tiếng động lớn. Luôn có cảm giác hốt hoảng. (với trường hợp này thì người lớn hãy ôm bé vào lòng để bé có cảm giác an toàn. Lưu ý khi có tiếng sét thì hãy ôm bé vào lòng đừng để bé bị sợ hãi. Không được làm bé giật mình, hoặc các tiếng động mạnh, hay nói quá to với bé).

 

Ngoài ra còn các thể động kinh như

Động kinh thể West

Cơn động kinh vắng ý thức 

Với trường hợp này, cơn động kinh lên rất nhanh. Nhưng, có thể lên nhiều cơn trong một ngày. Có thể người đang bị động kinh đang làm việc, vui chơi thì bị lắc lắc đầu. Hoặc chân tay bị co giật. Thời gian lên rất nhanh. Và trở lại bình thường. Có thể không chữa khỏi thì trong thời gian dài bệnh sẽ ngày càng nặng hơn. Chứng đãng trí, giảm trí nhớ cũng ngày càng nặng hơn. 

Với người bệnh động kinh bị chứng bệnh động kinh vắng ý thức cũng rất nguy hiểm với người đang lái xe, đang lao động ở các môi trường như dưới nước, trên cao, có nhiệt độ, hay vận hành máy móc,...

 

2. Tần suất lên cơn co giật bệnh động kinh (Giật Kinh Phong)

Cơn động kinh toàn phần ở bệnh nhân là triệu chứng và biểu hiện nặng nhất của bệnh động kinh. Có người bị nhiều cơn trong tuần, trong tháng. Có người có khi đến 2 tháng, 5 tháng, 1 năm hay vài năm mới lên 1 cơn. 

Còn các dạng động kinh khác cũng có tần suất nhiều ít giống như động kinh toàn phần. Tùy vào mỗi bệnh nhân cụ thể. Có người tần suất dày, có người tần suất thưa, không ai giống ai.

Khó chữa nhất vẫn là bệnh nhân có tần suất thưa từ 1 đến 2 năm mới lên cơn 1 lần (bởi việc theo dõi và tính kiên trì của bệnh nhân trong quá trình điều trị khó khăn hơn. Có tâm lý không không chú ý đến tính nghiêm trọng của bệnh động kinh).

Với trường hợp bệnh nhân bị nhiều cơn trong 1 tuần thì thường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Với trường hợp này thì thường dẫn đến giảm trí nhớ trầm trọng. Với trẻ em thì thường dẫn đến bị bại liệt, hoặc đi lại rất khó khăn. Việc bước lên các bậc tam cấp gần như không thể.

Có trường hợp bị chậm phát triển trí não.

Với các em bé mà bị động kinh toàn phần với tần suất liên tục thì trí não gần như không phát triển. Nếu chưa biết đi thì lại càng không thể biết đi. Vì chân ngày càng yếu. Có trường hợp đã biết đi và bị bệnh co giật động kinh làm cho bé không biết đi và không biết nói trở lại. 

Có trường hợp nuôi mãi cũng không tăng cân. Bé ngày càng gầy yếu. Có bé người nhũn như bún. Chỉ nằm một chỗ. Đến lật người cũng khó khăn và có thể cũng không thể tự lật người được.

Ngược lại, có số ít bé bị bệnh co giật động kinh làm trí não không phát triển, nhưng trọng lượng cơ thể lại tăng kiểu như bị béo phì.

Còn số bệnh nhi bị co động kinh vẫn phát triển trí não bình thường, tăng cân bình thường, đi lại bình thường là rất ít.

Cũng có trường hợp bệnh nhân bị lên cơn co giật liên tiếp nhiều ngày trong một ngày, một tuần hoặc 1 tháng và sau đó phải vài tháng hay cả năm mới lên tiếp.

Nhìn chung, khi bệnh nhân bị co giật động kinh thường có triệu chứng chung là giảm trí nhớ. Đối với cả người lớn và trẻ em. Bởi sau mỗi cơn co giật động kinh làm tổn thương tới não bộ, làm ảnh hưởng đến trí nhớ (khi điều trị khỏi bệnh thì trí nhớ vẫn hồi phục bình thường).

3. Bị bệnh động kinh (Giật Kinh Phong) có đi khám và chụp chiếu có ra kết quả bệnh được không?

Đối với các bệnh nhân bị bệnh co giật động kinh, ở tất cả các dạng biểu hiện nặng nhẹ khác nhau như ở trên đều có chung một kết quả. Đó là tỉ lệ bệnh nhân đi chụp chiếu, đo điện não để thấy, biết bệnh động kinh là rất thấp. Theo như chúng tôi thống kê nội bộ thì chỉ khoảng 5 đến 7% là có kết quả. 

Tức là biết được bệnh nhân bị bệnh động kinh qua kết quả chụp chiếu, đo điện não này.

Còn trên 90% các bệnh nhân đều không có kết quả gì. Ngay cả khi bệnh nhân vừa bị lên cơn co giật đem đi chụp chiếu, điện não đồ cũng không cho ra kết quả. 

Bởi vậy, có những bệnh nhân vừa lên cơn co giật xong chỉ mất thời gian từ 10 phút đến 1 giờ là hồi phục trở lại bình thường. Nhìn vào không biết là bệnh nhân đã từng bị lên cơn co giật động kinh. 

Do vậy, nhiều người bên ngoài lại tưởng bệnh nhân giả vờ. 

Trong khi tâm lý của bệnh nhân và người thân là muốn đưa bệnh nhân đi khám để biết có phải bệnh động kinh hay không? Điều này thường đem lại một kết quả ngược lại. Đó là sự không hài lòng. Vì không ra được kết quả.

Trong khi với đặc thù của bệnh động kinh là như vậy.

Cách tốt nhất để biết được bệnh động kinh chính là biểu hiện lâm sàng. Với bệnh nhân bị động kinh toàn thể thì dễ nhận biết rồi. Còn các dạng động kinh khác thì khó hơn một chút. 

Cách tốt nhất hiện nay chính là quan sát, và ghi lại nhật ký (mô tả các biểu hiện, thời gian, tần suất lên cơn để báo với bác sĩ. Hoặc, quay video lại là tốt nhất. Tất nhiên vẫn có một số ít người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, không có điện thoại hay các máy quay được. Thì lựa chọn ghi lại nhật ký là cách tốt nhất nhất).

Khó khăn trong phần nhận biết bệnh động kinh là các bé sơ sinh. Bởi, các biểu hiện như, gồng - vặn mình lại tưởng là bé bị phải vía, ngứa lông đẹn: là lông tơ trên cơ thể bé sơ sinh (có thể theo cách dân gian: lấy nước trầu không kết hợp một chút vôi để lấy nước xoa lên người bé làm cho các lông tơ vón lại rụng đi thì bé sẽ không bị ngứa nữa. Đây gọi là cách đánh đẹn).

Còn trường hợp bé bị lắc đầu, mắt trợn trợn, bọt mép sùi ra, chân tay co rúm thì các mẹ lại tưởng bé khó tính, phải vía,...Và đưa bé đi khám khắp nơi cũng không ra kết quả (phần trên đã giải thích). Chỉ khi bệnh ngày càng bị nặng hơn mới biết.

Các bệnh nhân bị bệnh động kinh thường có xu hướng ngày càng lặng hơn: tần suất lên cơn co giật, biểu hiện co giật, giảm trí nhớ,...

4. Nguyên nhân bị bệnh co giật động kinh (Giật Kinh Phong)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh co giật động kinh:

- Tai nạn lao động, giao thông: Với trường hợp này thường là với người lớn

- Té ngã: với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý hạn chế để té, ngã, va đập làm tổn thương vùng đầu.

- Nhiễm độc thai nhi:

Phụ nữ tiêm phòng (thông thường phụ nữ nên tiêm phòng trước khi muốn sinh con như rubella) trước khi kết hôn, sinh nở nên tuân thủ thời gian quy định, khuyến cáo của bác sĩ để không có bầu ngoài ý muốn trong thời gian quy định. Bởi, nếu mang bầu trong thời gian quy định của tiêm phòng, thì thường thai nhi sẽ bị nhiễm độc (nhiễm độc thai nhi). Nếu lỡ có bầu ngoài ý muốn trong thời gian quy định của tiêm phòng thì cần đi khám và báo với cơ sở y tế để bác sĩ có phác đồ thăm khám phù hợp.

- Mất cân bằng dinh dưỡng:

Trong chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể biết được thừa, thiếu các chất dinh dưỡng nào. Và khi cơ thể thiếu, thừa một chất nào đó cũng có thể dẫn đến bị co giật động kinh. Bởi vậy, khuyến cáo nên có chế độ ăn uống đa dạng với nhiều loại thức ăn để bổ sung đủ chất và đa dạng dinh dưỡng cho cơ thể. 

Và kết hợp với thể thao đều đặn vừa đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần. Vừa kháng được bệnh tật.

- Hút thai:

Với một vài trường hợp hút thai cũng có thể làm tổn thương đến não bộ của thai nhi. Và dẫn đến bị co giật động kinh ở trẻ sơ sinh.

Tất nhiên hiện nay, với nền y tế tiên tiến thì phương pháp sinh bằng cách hút thai nhi đã không còn phổ biến nữa rồi.

- Cạn nước ối:

Với trường hợp này, thường dẫn đến thai nhi bị ngạt và biến chứng về sau. Có khi chỉ vài ngày sau bé đã bị co giật động kinh. Nhưng, cũng có trường hợp phải đến vài tháng, thậm chí cả năm sau.

- Sinh mổ:

Có thể rất hy hữu, vì các bác sĩ đã có chuyên môn và thâm niên. Nhưng, cũng khó có thể tránh được. Bởi khi đỡ em bé lọt lòng mẹ, vô tình đã chạm mạnh vào cơ thể nào đó của em bé. Vô tình làm tổn thương đến em bé, ảnh hưởng đến kinh mạch. Làm cho bé bị bệnh động kinh. 

Nhưng, phải nhắc lại là trường hợp này rất hy hữu.

- Tổn thương thai nhi vùng bụng của mẹ bầu:

Trong quá trình mẹ đang mang thai bị vô tình hay hữu ý đã làm tổn thương đến vùng bụng. điều này đã làm tổn thương đến thai nhi. Hoặc chính người mẹ đang bị bệnh động kinh. Khi lên cơn đã vô tình ngã xuống cũng có thể tác động làm tổn thương thai nhi. 

Tất nhiên, thai nhi đã được bảo vệ bởi dịch nước ối trong bụng mẹ. Nhưng, ngoại lực tác động quá mạnh cũng sẽ làm tổng thương đến thai nhi.

- Sinh non:

Với các trường hợp các bé bị sinh non cũng có nguy cơ mắc chứng bệnh động kinh. Do đó, khi các bà mẹ đang mang thai cần được chăm sóc, ăn, ngủ, nghỉ đúng cách để tránh được các rủi ro với con của mình.

- Di truyền:

Tỉ lệ bị di truyền chứng bệnh co giật động kinh là có. Nhưng, tỷ lệ di truyền bệnh động kinh là rất nhỏ. Bởi vậy, các chàng trai, ông chồng cũng đừng quá lo lắng nếu không may vợ, người yêu mình bị mắc chứng co giật động kinh. Chỉ cần chữa khỏi bệnh động kinh là việc mang bầu là bình thường. Không phải quá lo lắng.

 

Tất cả các nguyên nhân trên đều dẫn đến hiện tượng “CAN” (Tây y gọi là “GAN”) không TÀNG HUYẾT (“TÂM” Tây y gọi là “TIM” CÓ nhiệm vụ bơm và đẩy máu và chất dinh dưỡng theo các động mạch đến toàn bộ cơ thể. Qúa trình này cần phải có khí để dẫn “TÀNG” khí để máu lưu thông được. Khi khí ngưng thì huyết tụ. Tức là máu không thể lưu thông được), dẫn đến KHÍ HUYẾT KHÔNG LƯU THÔNG sinh ra co giật động kinh.

 

- Khác

Nhiều nguyên nhân khác chưa được biết đến

5. Sơ cứu bệnh nhân bị co giật động kinh (Giật Kinh Phong)

Với bệnh nhân bị co giật động kinh cần sơ cứu theo cách sau:

 

- Tuyệt đối không được cho bất cứ vật, nước, trái,... gì vào trong miệng bệnh nhân. Bởi, lúc này bệnh nhân đã rơi vào trạng thái vô thức. Khi cho vật vào như nước chanh, nước sẽ làm cho bệnh nhân bị nghẹn. 

Một vài người quan niệm, khi lên cơn co giật động kinh thì vắt chanh vào miệng là bệnh nhân tỉnh trở lại (họ nghĩ rằng bệnh động kinh là do CAN không tàng huyết, dẫn đến khí huyết không lưu thông và gây ra co giật. Trong khi vị chua thuộc thuộc hành mộc, đi vào CAN. Và lấy chanh vắt vào miệng bệnh nhân. Đây là suy diễn sai lầm). Đây là quan niệm sai. Bởi không cần cho bất cứ thứ gì, làm gì thì bệnh nhân hết cơn sẽ tỉnh lại.

 

- Chỉ cần nghiêng đầu bệnh nhân sang trái, kê cao đầu để bệnh nhân dễ thở. Và mọi người không nên hốt hoảng. Không đúng đông người thành vòng tròn xung quanh bệnh nhân, làm giảm sự lưu thông không khí, ảnh hưởng đến bệnh nhân

 

- Không bế, di chuyển bệnh nhân đi đâu cả. Ngoại trừ đang ở chỗ nguy hiểm như dưới nước, trên cao, giữa đường,..

 

- Không xoa bóp chân tay bệnh nhân. Bởi lúc này bệnh nhân rất yếu, các mạch đang bị áp lực (tắc), việc tác động ngoại lực có nguy cơ làm tổn thương, gây nguy hiểm đến bệnh nhân hơn.

6. Kiêng kỵ với người bị bệnh động kinh (Giật Kinh Phong)

Với bệnh nhân bị co giật động kinh cần tuân thủ và hạn chế một số các loại nước uống, đồ ăn sau:

- Không nên dùng các chất kích thích như: rượu, bia, cafe, thuốc lá, nước trà (trà móc câu), các chất kích thích khác.

- Không nên thức đêm. Nên ngủ đúng giờ, không nên để thiếu ngủ. Vì thiếu ngủ cũng có thể làm cho cơn co giật động kinh nhiều hơn. 

- Không nên ăn các món thịt và trứng gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, và cả chim).

- Không nên ăn thịt: chó, mèo, dê, trâu,...

- Không nên ăn: cá quả (cá chuối - trầu - lóc), lươn.

- Không nên ăn các loại: rau muống, mùng tơi.

- Không nên ăn quả: xoài, nhãn, vải, sầu riêng, … (các loại trái cây cay, nóng).

7. Tâm lý người bệnh, gia đình, cộng đồng với người bị bệnh động kinh (Giật Kinh Phong)

- Tâm lý người bệnh

Với người bị bệnh động kinh (ngoại trừ các bé, em bé quá nhỏ, chưa biết) thường chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống. Tự ti khi bị bệnh. Sợ hãi người khác - đồng nghiệp, bạn bè,... biết bản thân bị bệnh động kinh. Nên thường dấu. Hoặc không dám chia sẻ với ai rằng mình có bệnh. Sợ bị kỳ thị, bị đuổi việc, bị sa thải. Và còn kinh khủng hơn là đã chữa trị rất nhiều năm, nhiều nơi mà vẫn chưa khỏi bệnh. 

Lời khuyên: Hãy nghĩ rằng, bệnh là chuyện bình thường. Chỉ có điều, trước đây chưa chữa trị đúng nơi, đúng phác đồ mà thôi. Không có đường cùng. Chỉ là chưa có duyên. Cần phải tin vào một viễn cảnh tương lai bản thân sẽ khỏi bệnh trở lại bình thường. Vì đánh mất niềm tin thì coi như là mất tất cả. 

 

CẦN PHẢI TIN BẢN THÂN SẼ ĐƯỢC CHỮA KHỎI BỆNH ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG KHỎE MẠNH CẢ VỀ TINH THẦN VÀ THỂ CHẤT.

- Gia đình

Nếu người thân, con cái, cha mẹ không may bị căn bệnh động kinh thì điều đầu tiên cần phải bình tĩnh. Bình tĩnh để xử lý, giúp đỡ bệnh nhân mỗi khi lên cơn co giật động kinh. Không nên quá hoảng loạn mà có những hành động quá mức vô tình lại làm tổn thương đến bệnh nhân.

- Cộng đồng

Chúng ta cần hiểu rằng bệnh động kinh, là chứng bệnh, không phải ma quỷ, không phải bệnh truyền nhiễm. Bởi vậy, cần có tấm lòng trắc ẩn. Không được kỳ thị, trêu trọc, chế nhạo người bị bệnh động kinh. Bởi họ đã không may bị chứng bệnh này, đã quá khổ rồi. Đã không giúp đỡ được họ thì đừng mang thêm đau khổ đến cho họ nữa.

Nếu vô tình gặp trường hợp bệnh nhân bị lên cơn co giật động kinh thì việc cần làm là thật bình tĩnh, hỗ trợ họ, xem ở tại đấy có nguy hiểm hay không. Nếu đang ở chỗ không an toàn thì nhanh chóng di chuyển họ đến nơi an toàn. Và nghiêng đầu họ trang bên trái. Và để họ ở nơi có nhiều không khí thông thoáng. Chờ họ hết cơn co giật, tỉnh lại hoàn toàn. Và xem họ có thật sự tỉnh chưa. Nếu họ có thể tỉnh và chủ động được thì tốt. Nếu không thì hãy giúp đỡ họ về nhà,hoặc nơi an toàn rồi hãy rời đi.

Chỉ cần mỗi người có tấm lòng trắc ẩn, ra tay tương trợ đồng loại khi gặp hoạn nạn thì là điều nên làm.

8. Chữa trị khỏi bệnh động kinh (Giật Kinh Phong)

Bệnh co giật động kinh là chứng bệnh mạn tính. Bởi vậy chữa trị khỏi bệnh cần có thời gian từ 6 tháng đến 2 năm (tùy vào từng mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau và tuân thủ phác đồ điều trị).

 

Với ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA 

HOÀN TOÀN ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

ĐỂ BIẾT CHI TIẾT VÀ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ VUI LÒNG LIÊN HỆ

 

Lang y: BÙI THỊ HẠNH ĐT: 0378 041 262

TRỊNH THẾ ANH: 0913 82 60 68

 

Bình luận (19)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • Phan viết phu (15-09-2022) Trả lời
    Em bị động kinh 5 năm nay.bac sĩ có thể chữa bênh hết hoàn toàn đc ko ạ
    • Đông y Trịnh Gia (15-09-2022)
      Chào Phan Viết Phu! Bệnh động kinh mới bị hay bị nhiều năm vẫn chữa khỏi bình thường nhé! liên hệ hotsline đẻ được tư vấn chữa trị khỏi bệnh nhé!
  • Ngô bắc (13-09-2022) Trả lời
    Tôi bị động kinh từ nhỏ...Mà dạo gần đây tôi hay lên cơn gần.lịu có thể điều trị dc ko bs.
    • Đông y Trịnh Gia (15-09-2022)
      Chào Ngô Bắc! Bệnh động kinh Đông Y Trịnh Gia chữa trị khỏi hoàn toàn nhé! Liên hệ 0378 041 262, 0913 82 60 68 để chữa trị nhé!
  • Rô Lem (21-08-2022) Trả lời
    Em bị động kinh 3 năm rồi. Bác sĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn không tái lại cho em không ạ. Địa chỉ bác sĩ ở đâu
    • Đông y Trịnh Gia (22-08-2022)
      Chào Rô Lem! Bệnh động kinh đông y Trịnh Gia đang điều trị rất hiệu quả. Bệnh thuyên giảm theo từng tháng điều trị. Em liên hệ 0378 041 262 (Quảng Ninh), 0913 82 60 68 (Hồ Chí Minh) để lấy thuốc điều trị nhé!
  • Hân Trần (01-09-2020) Trả lời
    Thưa bác sĩ, e bị động kinh không nó được người co giật đã 2 năm rồi bác sĩ có thể giúp em chưa bệnh được không ạ ?
    • Đông Y Trịnh Gia (05-09-2020)
      Chào Hân Trần! Bệnh của em hoàn toàn được chữa trị khỏi bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA nhé! Em hãy liên hệ trục tiếp để được tư vấn chữa trị khỏi bệnh nhé!
  • Tang hoang thanh (23-08-2020) Trả lời
    Con e 2tuoi bi dong kinh co giat hang ngay.. 1 ngay co giat 4 den 8 lan.. xin huog Dan cho e
    • Đông Y Trịnh Gia (05-09-2020)
      Chào Tang Hoang Thang! Bệnh động kinh của con em sẽ được chữa khỏi bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA nhé. Hãy liên hệ trục tiếp HOTLINE để được tư vấn chữa trị nhé!
  • Nguyễn Thị Hằng (08-08-2020) Trả lời
    Thưa bác sĩ, e bị động kinh vắng ý thức đã 12 năm rồi.bac sĩ có thể chữa bệnh cho em được không
    • Đông Y Trịnh Gia (08-08-2020)
      Chào Nguyễn Thị Hằng! Bệnh động kinh chữa được nhé. Không quan trọng là đã bị bao nhiêu năm. Quan trọng là tuân thủ phác đồ điều trị là bệnh sẽ khỏi. Liên hệ trực tiếp để được tư vấn nhé!
  • Lò thị dươi (18/01/1999) (23-07-2020) Trả lời
    Thưa bác sĩ tôi bị động kinh được 3_4 năm rồi.lúc chuẩn bị lên cơn tôi biết trước được là mình sắp lên cơn co giật,chân tay co giật cứng hết ạ, mắt trợn ngược lên, sủi bọt mép nữa lúc chuẩn bị lên cơn đầu của tôi cứ bị giật về bên phải, một lúc sau thì tôi bị ngất đi khi tỉnh dậy thì vô cùng mệt mỏi và mất sức lực đặc biệt là mỗi lần lên cơn khi tỉnh dậy tôi phát hiện là mình bị tè dầm nữa ạ.hiện tôi đang uống loại thuốc phenobarbital mặc dù nó rất hại và giảm trí nhớ.đây là số đt của tôi 0384191714 mong các bác sĩ giúp đỡ tôi trong việc điều trị và sử dụng thuốc ạ!! cảm ơn bác sĩ nhiều lắm
    • Đông Y Trịnh Gia (28-07-2020)
      Chào Lò Thị Dươi! Bệnh động kinh được chữa khỏi sau thời gian điều trị băng phác đồ của Đông Y Trịnh Gia nhé!
  • Nguyễn văn đáng (12-07-2020) Trả lời
    Thưa lang y tôi hay bị ngất xỉu. Lúc chuẩn bị bị thì tay phải tôi mất cảm giác bẹo vào không thấy đau và mắt phải nhìn mờ dần thì 1 hoặc 2 phút sau là tôi ngất xủi luôn không biết gì hết .lúc tỉnh lại người rất mệt mỏi và thấy đau đầu và bụng thấy cồn cào. Có đợt thì bị 1 lần nhưng có đợt thù bị 2,3,4 lần. Mỗi lần chỉ cách nhau nửa ngày và có khi là 1 ngày. Mỗi đợt cách khoảng hơn tháng hoặc 2 tháng. Có đợt tôi mang vác hàng nặng là hay bị. Vậy bác sỹ cho hỏi bệnh của tôi có phải là động kinh không ạ và tôi ở nam định thì tôi muốn điều trị thì thế nào ạ. Số điện thoại của tôi là 0948593289 mong được bác sỹ tư vấn
    • Đông Y Trịnh Gia (13-07-2020)
      Chòa Nguyễn Văn Đáng! Với biểu hiện như mô tả thì chính là bệnh động kinh rồi nhé!
  • Phạm Thị Hoài (10-07-2020) Trả lời
    Tôi bị tai nạn nồi canh cáy vào vai người từ khi 3 tuổi từ khi đó dẫn đến tôi bị động kinh cơn lớn và tới nay đc 20 năm rồi tôi chưa khỏi , tôi muốn tìm thuốc chữa bệnh động kinh khỏi hẳn ạ .
    • Đông Y Trịnh Gia (10-07-2020)
      Chòa Phạm Thị Hoài! Bệnh động kinh của em hoàn toàn chữa trị khỏi sau thời gian điều trị của Đông Y Trịnh Gia nhé! Để biết them chi tiết và được tư vấn kỹ hơn, em hãy liên hệ trục tiếp để được Đông Y Trịnh Gia tư vấn cụ thể nhé!
    • Phạm Thị Hoài (10-07-2020)
      Tôi muốn chữa dứt điểm bệnh động kinh ạ nhờ bên nhà thuốc tư vấn cho tôi ạ sđt tôi là 0965148992