Làm thế nào để một người tâm thần có được cuộc sống bình thường

Với những người mắc bệnh tâm thần phân liệt, sống một cuộc sống bình thường và hạnh phúc không dễ dàng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không thể. Chỉ cần gia đình và những người xung quanh tích cực hỗ trợ người bệnh.

Ngày đăng: 28-01-2018

2,095 lượt xem

Nên bắt đầu ngay từ sớm

Để làm được điều này, bạn cần tìm một cách (hoặc nhiều cách) điều trị có hiệu quả, kiểm soát cuộc sống của mình bằng cách tránh những tác nhân gây stress và tạo một hệ thống hỗ trợ cho mình.

Cho dù được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt, bạn cũng đừng tuyệt vọng. Thay vì thế, bạn hãy khai thác sức mạnh bên trong mình và đối mặt với hoàn cảnh phía trước. Ở đây còn có các thông tin giá trị hướng dẫn làm sao để sống cùng với người mắc bệnh tâm thần phân liệt.

Bạn đừng nấn ná trong việc chữa trị bệnh tâm thần phân liệt. Nếu chưa được chẩn đoán chính thức, bạn hãy đến chuyên gia y tế càng sớm càng tốt để được điều trị ngay khi nhận ra các triệu chứng.

Khi phát hiện bệnh tâm thần phân liệt cần điều trị ngay từ sớm

Việc điều trị bắt đầu càng sớm thì kết quả càng khả quan. Ở nam giới, các triệu chứng thường bắt đầu từ khi còn rất trẻ đến giữa độ tuổi hai mươi, trong khi nữ giới thường xuất hiện các triệu chứng ở cuối độ tuổi hai mươi. Các dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt có thể bao gồm:

- Cảm giác ngờ vực.

- Các suy nghĩ bất thường hoặc lạ lùng, ví dụ như tin rằng người bên cạnh đang muốn hại bạn.

- Xuất hiện các ảo giác hoặc thay đổi trải nghiệm của các giác quan; ví dụ như nhìn, nếm, ngửi, nghe hoặc cảm thấy những thứ mà người khác không thấy trong cùng tình huống đó.

- Suy nghĩ hoặc lời nói lộn xộn.

- Những triệu chứng “tiêu cực” (sút kém trong hành vi hoặc chức năng cụ thể) như thiếu cảm xúc, thiếu sự giao tiếp bằng mắt, thiếu sự biểu lộ trên nét mặt, không giữ vệ sinh hoặc thu mình lại.

- Hành vi vận động bất thường và rối loạn, chẳng hạn như có dáng điệu kỳ quặc hoặc những cử động vô nghĩa hay thái quá.

Tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ

Có nhiều yếu tố khiến một người có nguy cơ cao phát triển bệnh tâm thần phân liệt:  

- Tiền sử gia đình có bệnh tâm thần phân liệt.

- Dùng các chất kích thích khi còn trẻ hoặc còn vị thành niên.

-Trải qua tình trạng đặc biệt nào đó khi còn trong bụng mẹ như phơi nhiễm virus hoặc chất độc.

- Gia tăng kích hoạt hệ thống miễn dịch do các tình trạng như sưng viêm.

Gặp bác sĩ để được điều trị

Không may là bệnh tâm thần phân liệt không thể tự nhiên khỏi. Việc điều trị sẽ là một phần thiết yếu trong cuộc sống của bạn, và việc lập ra kế hoạch điều trị sẽ giúp bạn biến việc điều trị thành một phần trong các hoạt động thường ngày của mình. Để lên kế hoạch điều trị, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc và liệu pháp thích hợp nhất cho trường hợp của bạn.

Cần gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn kịp thời về bệnh tâm thần

Nhớ rằng mỗi người là một trường hợp khác nhau. Không phải mọi loại thuốc và cách trị liệu đều có tác dụng cho tất cả mọi người, do đó bạn cần tiếp tục tìm cách điều trị có tác dụng nhất đối với bạn.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (4)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • Pham Thi Tam (09-10-2018) Trả lời
    lam the nao de chua benh hoang tuong ha?bac si? va dieu chi o dau a?
    • Đông y Trịnh gia (11-10-2018)
      Pham Thi Tam thân mến! Để chữa khỏi bệnh hoang tưởng điều đầu tiên cần phải uống đúng thuốc, đều dặn, tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Thứ hai, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt lành manh, tập thể dục,... Bạn liên hệ vào số điện thoại: 0913826068 hoặc 0378041262 để được tư vấn tốt nhất nhé.
  • Hồ xuân Hải (08-04-2018) Trả lời
    Xin hỏi Bác sỹ: Mẹ tôi năm nay 86 tuổi biểu hiện như sợ người thân trong gia đình giết mình...nhờ BS chẩn đoán ĐIỀU trị ạ
    • Đông y Trịnh gia (09-04-2018)
      Hồ Xuân Hải thân mến! Bệnh của mẹ bạn là bệnh hoang tưởng. Bệnh chữa khỏi hoàn toàn bằng bài thuốc đông y gia truyền của Trịnh Gia nhé.