Bệnh rối loạn tâm thần lo lắng về ngoại hình có nguy hiểm không?

Bệnh nhân của chứng rối loạn tâm thần lo lắng về ngoại hình thường hay mặc cảm, hoang tưởng về những khiếm khuyết nhỏ trên cơ thể.

Ngày đăng: 29-07-2019

1,447 lượt xem

Những ai thường mắc phải chứng rối loạn tâm thần mặc cảm ngoại hình ?

Cứ 100 người, kể cả nam và nữ, sẽ có 1 đến 2 người mắc bệnh mặc cảm ngoại hình, 2-15% trong đó đã từng phẫu thuật thẩm mỹ. Chứng rối loạn tâm thần mặc cảm ngoại hình thường bắt đầu ở tuổi dậy thì và có thể kéo dài suốt đời.

Rối loạn tâm thần mặc cảm ngoại hình khiến cuộc sống người bệnh bị đảo lộn

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng rối loạn tâm thần mặc cảm ngoại hình?

Những dấu hiệu và triệu chứng thường thấy của chứng mặc cảm ngoại hình bao gồm:

- Bệnh nhân không thể ngừng suy nghĩ về một bộ phận trên cơ thể và tin rằng có điều gì đó không ổn kể cả khi họ hoàn toàn bình thường

- Bệnh nhân ám ảnh quá mức với ngoại hình trong nhiều giờ một ngày. Họ liên tục soi gương hoặc kiểm tra các bộ phận cơ thể một cách thái quá, họ thường gặp bác sĩ thẩm mỹ để chỉnh sửa các khiếm khuyết nhưng vẫn không hài lòng với kết quả

Nguyên nhân gây ra chứng mặc cảm ngoại hình là gì?

Nguyên nhân gây ra mặc cảm ngoại hình vẫn chưa được xác định rõ. Các bệnh tâm thần liên quan đến chứng mặc cảm ngoại hình có thể bao gồm trầm cảm nghiêm trọng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu lan tỏa, chứng sợ chỗ đông người và rối loạn ăn uống.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng mặc cảm ngoại hình?

Những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tâm thần mặc cảm ngoại hình:

- Có người trong gia đình mắc chứng bệnh này

- Trải qua những ký ức tiêu cực, chẳng hạn như thời thơ ấu bị trêu chọc

- Áp lực của xã hội, mọi người kỳ vọng một vẻ đẹp nào đó ở bệnh nhân

- Có biểu hiện của rối loạn tâm thần như lo âu hay trầm cảm

Cách nào để chẩn đoán chứng mặc cảm ngoại hình?

Chứng mặc cảm ngoại hình thường không được nhận ra do bệnh nhân thường tránh nói với bác sĩ về các triệu chứng. Bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ từ tiền sử bệnh hoặc chuyển cho một chuyên gia như bác sĩ tâm thần, bác sĩ tâm lý để đánh giá được tốt hơn. Tiêu chuẩn chẩn đoán là bệnh nhân cảm thấy lo lắng với cơ thể mà không thể giải thích bằng các bệnh tâm thần khác.

Bệnh nhân thường hoang tưởng quá mức về những khiếm khuyết bản thân

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng rối loạn tâm thần mặc cảm ngoại hình?

Điều trị rối loạn tâm thần mặc cảm ngoại hình không dễ vì khi bệnh nhân không hợp tác trị liệu. Do đó biện pháp trị liệu nhận thức hành vi đi kèm với thuốc khá hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất. 

Bệnh nhân thường có sự mong đợi không thực tế về phẫu thuật tạo hình, do đó, người bệnh nên gặp bác sĩ tâm lý để được trò chuyện về những mặc cảm ngoại hình của mình.

Gia đình hãy đưa bệnh nhân đi điều trị kịp thời được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất khi người bệnh có ý định làm tổn thương chính mình vì quá lo lắng về khiếm khuyết không có thực trên cơ thể của họ.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha