Nhiều người cho rằng khi mắc bệnh tâm thần thì người bệnh sẽ sống chung với nó đến suốt đời, liệu có chính xác hay không?
Ngày đăng: 06-05-2018
2,487 lượt xem
Người bị tâm thần phân liệt có thể bị các triệu chứng điển hình nghiêm trọng như
Hoang tưởng: Là những ý tưởng sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần gây ra nhưng bệnh nhân lại cho là đúng, không thể giải thích hay phê phán được. Nội dung hoang tưởng rất đa dạng.
Tùy theo từng thể hoang tưởng, bệnh nhân sẽ có một số phản ứng tương ứng. Chẳng hạn như từ chối ăn cơm chung với gia đình và tự nấu ăn riêng vì nghi ngờ có người đang tìm cách đầu độc mình.
Ảo thanh: Bệnh nhân nghe một hay nhiều giọng nói tưởng tượng vang lên trong đầu hay bên tai. Nội dung của ảo thanh thường là đe doạ, buộc tội, chửi bới hay nhạo báng.
Họ sẽ có một số phản ứng tùy theo nội dung của ảo thanh. Chẳng hạn, họ sẽ bịt tai khi nghe thấy ảo thanh là chửi bới. Bệnh nhân sẽ có hành vi tự vệ nếu nội dung của ảo thanh là đe doạ, thậm chí có thể giết người mà nghĩ là đang tự vệ.
Ảo thanh là triệu chứng thường gặp trong bệnh tâm thần phân liệt
Rối loạn khả năng suy nghĩ: Lời nói của bệnh nhân trở nên khó hiểu. Đang nói họ chuyển sang chuyện khác hoặc đột ngột ngưng lại rồi một lúc sau mới nói tiếp chủ đề cũ. Đôi khi bệnh nhân nói lung tung đến nỗi người nghe không hiểu họ nói gì.
Các nghiên cứu ghi nhận bệnh tâm thần phân liệt thường khởi phát triệu chứng ở người trẻ và kéo dài suốt cả cuộc đời.
Trong thời gian này, bệnh nhân có biểu hiện xa lánh mọi người, ít nói chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hay sợ hãi. Thông thường, bệnh phát nhanh với các triệu chứng cấp tính xuất hiện trong vài tuần, song cũng có thể chậm trong nhiều tháng, nhiều năm.
Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng, trung bình cứ trong 100 người dân thì có một trường hợp mắc, với mức độ từ nhẹ đến nặng khác nhau. Bệnh biểu hiện dưới nhiều dạng, song đều có chung đặc điểm là ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần, về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách của bệnh nhân.
Chia sẻ của những người từng mắc bệnh tâm thần
Tâm thần không phải bệnh do ma làm, đó là một biến đổi phức tạp trong não người bệnh. Cầu cúng không có tác dụng, cần phải thăm khám tại bệnh viện tâm thần uy tín, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc chỉ có thể hỗ trợ cỡ 70%, 30% còn lại là sự tích cực của người bệnh và gia đình. Khi nào người bệnh tự nhận ra mình đã có hành vi, tư duy không bình thường, lúc đó quá trình trở lại cuộc sống mới bắt đầu được khởi động. Phải luôn giữ được các hoạt động thường ngày, đừng co cụm, rút khỏi xã hội. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ giúp người bệnh ổn định, hạn chế tái phát.
Hòa nhập cộng đồng là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa tái phát bệnh tâm thần
Thuốc tâm thần có tác dụng phụ, nhưng với người bệnh thì phải chấp nhận. Tác dụng của thuốc mang lại sự ổn định hơn rất nhiều nếu bỏ thuốc. Kiên quyết bỏ những thói quen có hại: rượu, thuốc lá, nước chè, nói chung là những thứ gây nghiện, gây kích thích.
Đa phần thuốc tâm thần gây hại cho gan, cần uống nhiều nước. Đừng mặc cảm, hãy dũng cảm vì số người mắc bệnh này cỡ 0,7 % dân số. Bên cạnh đó, nên tham khảo thêm những phương pháp chữa bệnh tâm thần hiệu quả và an toàn.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn