5 tác dụng phụ không mong muốn do thuốc chống loạn thần

Hầu hết các thuốc chống loạn thần đều gây ra tác dụng phụ với cơ thể, mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào loại thuốc và tình trạng bệnh.

Ngày đăng: 29-04-2018

1,606 lượt xem

1. Tác dụng phụ lên hệ thần kinh

Hầu hết các thuốc chống loạn thần đã gây ra nhiều hội chứng thần kinh liên quan đặc biệt tới hệ vận động ngoại tháp. Các phản ứng này đặc biệt nổi bật khi điều trị bằng các thuốc có hiệu lực mạnh (các piperazin ba vòng và các butyrophenon). Clozapin, thioridazin hoặc liều thấp risperidon ít có khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn ngoại tháp cấp tính.

Có sáu hội chứng thần kinh đặc trưng của các thuốc chống loạn thần. Trong số đó bốn hội chứng (loạn trương lực cơ cấp, không ngồi yên, hội chứng Parkin-son và hội chứng an thần kinh ác tính hiếm gặp) thường xuất hiện sớm sau khi cho dùng thuốc, và hai hội chứng (run quanh miệng hiếm gặp và loạn vận động hoặc loạn trương lực muộn) là các hội chứng xuất hiện muộn sau khi điều trị kéo dài.

Buồn ngủ

Thuốc chống loan thần gây ngủ là một nhóm các thuốc có tác dụng an dịu thần kinh, gây ngủ và tạo ra giấc ngủ gần giống với giấc ngủ tự nhiên. Sử dụng các thuốc này, bác sĩ muốn tạo sự hồi phục cho thần kinh và các cơ quan khác. Có rất nhiều thuốc có tác dụng an thần gây ngủ. Chúng thuộc các nhóm khác nhau như dẫn xuất của barbiturat, thuốc nhóm monoureid, cloralhydrat, pireridindon, một số thuốc là dẫn xuất của benzodiazepin, rượu, bromid.

Thuốc chống loạn thần thường xuyên gây buồn ngủ

Tuy nhiên, do độc tính và tác dụng khác nhau, hiện nay chỉ còn một số thuốc được sử dụng, chủ yếu thuộc nhóm benzodiazepin. Chúng bao gồm các thuốc: diazepam, bromazepam (dẫn xuất benzodiazepin), levomepromazin, chlorpromazin (dẫn xuất phenothiazin), phenobarbital (dẫn xuất của barbiturat).

Vàng da

Vàng da đã thấy sau khi bắt đầu dùng clorpromazin thời gian ngắn. Vàng da nói chung nhẹ và ít khi ngứa, thường xảy ra khi điều trị vào tuần thứ hai đến thứ tư.  

Có thể xảy ra mất nhạy cảm đối với clorpromazin khi dùng thuốc tiếp và có thể hoặc không xảy ra vàng da lại nếu lại cho dùng thuốc an thần kinh đó. Nếu bệnh tâm thần cần phải được điều trị liên tục thì an toàn nhất là dùng liều thấp của một thuốc khác mà có hiệu lực hơn.

Rối loạn tạo máu

Tăng nhẹ bạch cầu, giảm bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan đôi khi xảy ra với các thuốc điều trị loạn thần, đặc biệt với clozapin và ít hơn đối với các phenothiazin hiệu lực thấp. Nguy cơ mất bạch cầu hạt đã giảm đi nhiều tuy chưa loại trừ hẳn, bằng cách thường quy hàng tuần đếm bạch cầu ở các người bệnh đang điều trị bằng clozapin.

Thuốc chống loạn thần còn gây ra hiện tượng rối loạn tạo máu

Phản ứng da

Thường xảy ra phản ứng da đối với phenothiazin. Mày đay hoặc viêm da xảy ra ở khoảng 5% người bệnh dùng clorpromazin. Nhiều loại bệnh da có thể xảy ra. Phản ứng quá mẫn có thể là mày đay, dát sần, chấm xuất huyết hoặc phù, thường xảy ra trong khoảng tuần 1 - 8 của điều trị

Bệnh sừng hóa biểu bì thường thấy ở các người bệnh điều trị bằng clorpromazin lâu dài và cũng thấy cả đục giác mạc và thể thủy tinh ở mắt. Trường hợp đặc biệt, các lắng đọng ở thể thủy tinh có thể gây suy giảm thị giác. Điều trị tích cực chứng bệnh đó (ví dụ bằng penicilamin) không giúp ích gì đặc biệt và các thể lắng đọng có khuynh hướng tự tan biến, tuy có chậm, sau khi ngừng sử dụng thuốc.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha