Nhiều người cho rằng khi mắc bệnh hoang tưởng thì người bệnh sẽ sống chung với nó đến suốt đời. Tuy nhiên, định kiến này là hoàn hoàn không chính xác.
Ngày đăng: 02-08-2020
1,392 lượt xem
Sự phổ biến của bệnh rối loạn hoang tưởng
Trung bình rối loạn hoang tưởng tác động đến khoảng 0,2% dân số. Vì bệnh này không ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt, hành vi không biểu hiện bất thường nên rất khó nhận ra một người bị rối loạn hoang tưởng.
Bệnh hoang tưởng rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay
Các dạng hoang tưởng phổ biến
- Hoang tưởng thể được yêu có đặc điểm chung là người bệnh tưởng có người khác đang yêu mình, thông thường người này có địa vị cao hơn người bệnh, chẳng hạn người nổi tiếng hoặc quản lý của họ. Họ sẽ cố gắng liên lạc với người mà họ cho rằng đang yêu mình, thậm chí họ sẵn sàng rình rập hoặc dùng bạo lực.
Người bị hoang tưởng thể được yêu thường có hành vi ôn hòa, đôi khi trở nên cáu gắt, nồng nhiệt hoặc ghen tuông. Họ có thể rình rập hay tiếp xúc với đối tượng bằng cách viết thư, gửi tin nhắn hay thư điện tử, bất kể đối tượng không muốn nhận nhưng họ vẫn làm.
- Phân biệt hoang tưởng thể tự cao: Hoang tưởng thể tự cao có đặc điểm chung là người bệnh tưởng mình có tài năng, sự thông thái hay khả năng khám phá không được công nhận. Họ tin vào sự đặc biệt của mình, như tin mình có vai trò quan trọng, có khả năng hay quyền lực khác.
Họ cũng có thể tin rằng mình là người nổi tiếng, hoặc nghĩ mình đã phát minh ra thứ gì đó tuyệt vời như máy vượt thời gian. Những người bị hoang tưởng thể tự cao thường có hành vi khoe khoang hoặc phóng đại, và tỏ ra là đang hạ mình với người khác.
- Dấu hiệu hoang tưởng thể bị hại: Hoang tưởng thể bị hại có đặc điểm chung là người bệnh tưởng mình đạng bị âm mưu ám hại, bị lừa gạt, theo dõi, rình rập hay quấy rối. Đây là thể hoang tưởng phổ biến nhất. Đôi khi người mắc hoang tưởng thể bị hại có cảm giác mơ hồ là mình sẽ bị bức hại nhưng không thể chỉ ra nguyên nhân.
- Hoang tưởng dạng cơ thể có liên quan đến cơ thể và các giác quan người bệnh có thể hoang tưởng về vẻ bề ngoài, nghĩ mình phát bệnh hay bị lây bệnh.
Ví dụ điển hình về hoang tưởng dạng cơ thể là người bệnh tin rằng người mình bốc mùi hôi, hay côn trùng đang tấn công vào da. Ngoài ra có trường hợp họ nghĩ dáng vẻ bề ngoài của họ trông xấu xí hay bộ phận nào đó trên người đang có vấn đề.
Phiền toái và hậu quả của bệnh tâm thần hoang tưởng
Bệnh nhân không chịu uống thuốc theo hướng dẫn khiến bệnh nặng hơn
Bệnh nhân chưa khỏi hẳn nhưng không nhận mình mắc bệnh, cho rằng thuốc có hại nên tự động cắt bỏ, không thuốc uống dễ làm cho bệnh tái phát và nặng hơn.
Khi bệnh nhân không uống thuốc, người nhà cần nhận thức tầm quan trọng của việc uống thuốc trong điều trị bệnh để khuyên giải người bệnh tránh tình trạng bệnh tái phát, nặng thêm.
Bệnh nhân mắc bệnh hoang tưởng hay bỏ nhà đi lang thang
Tình trạng này hay gặp ở những người bị hoang tưởng kéo dài, bệnh mãn tính. Người bệnh bỏ nhà đi lang thang, không có mục đích, sống vạ vật. Trong trường hợp này, cần chuyển bệnh nhân đến trạm y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám, điều chỉnh lại thuốc sau đó tìm việc hữu ích để dạy nghề, làm việc thích ứng xã hội.
Bỏ nhà đi lang thang còn gặp ở những người hoang tưởng tồn tại các rối loạn như: ảo thanh ra lệnh, lắng nghe tiếng nói không có thực. Trong trường hợp này cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp tư vấn kịp thời.
Bệnh nhân tâm thần hoang tưởng thường phá phách, tấn công người khác
Người bệnh có những hành vi nguy hiểm như: leo trèo, đánh người, chửi bới, ném gạch gói những người qua đường, hàng xóm hoặc đốt nhà, dọa nạt người thân. Trường hợp này cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để có điều kiện xử trí bằng thuốc an thần một cách tích cực.
Không chịu ăn uống, không nói
Lý do người bệnh hoang tưởng không chịu ăn uống, không nói là do: ảo giác chi phối; hoang tưởng bị đầu độc, bị hại, bị buộc tội; cũng có thể do trạng thái căng trương lực bất động.
Trường hợp này cần đưa bệnh nhân đến thầy thuốc chuyên khoa thăm khám, xác định và điều trị bệnh tích cực bằng thuốc thích hợp hoặc bằng sốc điện.
Nguy cơ tự vẫn ở bệnh nhân hoang tưởng
Người bệnh hoang tưởng tâm thần có thể dẫn đến hành vi tự sát do: bị hoang tưởng chi phối, hoang tưởng do truy hại theo dõi kéo dài không được chữa trị kịp thời hoặc do hoang tưởng bị tội, tự buộc tội cho mình; do ảo tưởng ảo thanh mạt sát, chê bai người bệnh; do người bệnh buồn rầu, bi quan, triệu chứng trầm cảm sau phân liệt.
Trong trường hợp này, bệnh lý cần được phát hiện sớm để kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế theo dõi, xử trí cấp cứu tích cực bằng thuốc và sốc điện. Khi thấy có những, người thân cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán bệnh kịp thời từ đó có phác đồ điều trị tránh tình trạng bệnh càng ngày càng nặng.
Nguy cơ tự sát ở bệnh nhân hoang tưởng là rất lớn
Bí quyết để kiểm soát những suy nghĩ gây ra bệnh hoang tưởng
Vượt qua thái độ bi quan để tránh bệnh hoang tưởng
Một trong những lý do sinh ra bệnh hoang tưởng là khuynh hướng cho rằng điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra trong mọi tình huống, thay vì tỏ ra lạc quan về kết quả có thể đạt được. Ví dụ bạn luôn cho rằng mọi người đang bàn tán về kiểu tóc, màu son mới của bạn, hay ý nghĩ đồng nghiệp cố ý chèn ép bạn trong khi nhiều có khả năng chẳng có điều gì bạn suy nghĩ là đúng.
Do vậy, trước khi có những suy nghĩ bi quan bạn nên làm những việc sau:
- Tự hỏi xem suy nghĩ tiêu cực đó có khả năng trở thành sự thật bao nhiêu phần trăm.
- Khi dự đoán về điều xấu nhất, bạn nên cân nhắc tất cả các kết quả có thể xảy ra trong tình huống đó, không chỉ những điều tiêu cực nhất. Sau đó bạn sẽ thấy có rất nhiều khả năng xảy ra trong hầu hết mọi tình huống.
- Cố gắng chống lại một suy nghĩ bi quan bằng hai suy nghĩ thực tế. Ví dụ, bạn cảm thấy mọi người cứ nhìn chằm chằm vào bạn thì có thể có 2 tình huống xảy ra gồm: Quần áo, màu tóc của bạn đáng để họ lưu tâm hoặc thật ra họ đang để ý đến vấn đề khác không phải là bạn
Không ám ảnh về những việc lặt vặt
Một phần của sự hoang tưởng không chỉ là vấn đề bạn cho rằng mọi người đang chống lại hay cố tình gây rắc rối cho bạn, mà còn vì bạn thường xuyên nghĩ về vấn đề này. Bạn càng nghĩ nhiều về một điều tiêu cực nào đó thì càng chìm đắm sâu hơn trong suy nghĩ hoang tưởng, bạn càng tin rằng điều đó sẽ xảy ra. Mặc dù bạn không thể dừng ngay những suy nghĩ ám ảnh này, nhưng có một số cách giúp giảm thiểu thói quen đó:
- Dành thời gian nhất định cho những suy nghĩ hoang tưởng, đánh giá chúng và cố gắng thu nhỏ chúng lại. Nếu nỗi lo xuất hiện vào thời điểm bất kì nào đó trong ngày thì bạn cố quên đi tạm thời.
- Viết nhật ký theo dõi suy nghĩ hoang tưởng, mỗi tuần đọc lại một lần. Việc này không chỉ giúp bạn xả bớt các suy nghĩ hoang tưởng theo cách lành mạnh mà còn cho bạn thấy những lo lắng đó hoàn toàn không có cơ sở. Giả sử bạn sợ rằng 1 việc sẽ xảy ra, nhưng thực tế nó không xảy ra, khi đó bạn có thể chấp nhận một sự thật là những nhận định hoang tưởng của mình không có căn cứ.
Tâm sự với bạn thân
Một người bạn thân có thể giúp bạn thổ lộ những suy nghĩ hoang tưởng của mình, họ cũng là người đưa ra một khía cạnh khác của vấn đề theo hướng tích cực hơn cho bạn, phân tích những sai lầm của bạn.
Bạn chỉ cần chọn ra một người có quan điểm kiên định và biết lý lẽ, chắc chắn bạn không muốn ai đó làm thói hoang tưởng của mình thêm nặng hoặc khiến vấn đề trở nên tệ hơn.
Kiếm thêm việc làm để luôn bận rộn
Một cách khác để tránh suy nghĩ gây ra bệnh hoang tưởng là không cho mình nhiều thời gian rảnh để ngồi quanh quẩn và suy nghĩ xem người khác đang nghĩ gì về mình.
Dù việc bận rộn không thể giúp bạn vượt ra khỏi vấn đề nhưng nó tạo điều kiện để bạn tập trung năng lượng vào các công việc khác hiệu quả hơn, như theo đuổi thú vui sở thích hoặc tìm cách đạt mục tiêu cá nhân.
Một số bài thuốc chữa bệnh hoang tưởng bằng y học cổ truyền
Trên lâm sàng của đông y cũng như theo kinh nghiệm theo y học cổ truyền, bệnh hoang tưởng cần được điều trị theo thực tế thể bệnh của từng bệnh nhân như: Dưỡng huyết hòa huyết, bình can tiễm dương tức phong hóa đàm. Hóa ứ thông kinh, thăng thanh giáng trọc. Dưỡng tâm, an thần, hòa trung, hoãn cấp. ..v.v..
Đông y đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm điều trị bệnh hoang tưởng
Nguyên nhân gây bệnh hoang tưởng theo Đông y
Theo quan niệm của Đông y, khi con người ở trạng thái hỷ (vui), lộ (cười), ưu, tư (lo nghĩ), bi (buồn rầu), khủng, kinh (sợ hãi) quá mức sẽ dẫn đến bệnh tâm thần – hoang tưởng. Bởi lúc đó cơ địa (sức đề kháng) rất yếu, dẫn đến “thoát dương”, bị chất độc trong tự nhiêm xâm nhập vào cơ thể.
Khi một trong những trạng thái này bị thoát dương (triết lý Đông y: con người có 12 đường kinh, trong đó có 6 đường kinh âm và 6 đường kinh dương. Đường kinh âm là một dạng vật chất hiện hữu, còn đường kinh dương là vô hình. Con người chỉ tồn tại và khỏe mạnh khi cả đường kinh âm và đường kinh dương cân bằng) quá độ, cộng với sự trùng hợp về cơ địa – sức đề kháng của cơ thể quá yếu, không thắng, lấn át được làn khí độc (trong tự nhiên lúc nào cũng tồn tại những làn khí độc đang lưu thông), khí độc sâm nhập qua bì phu vào lục phủ ngũ tạng.
Trong khi “tâm” tức là “tim” là trung tâm của lục phủ ngũ tạng, là quan trong nhất trong cơ thể con người. Tất cả các chất độc ở dạng làn khí khi sâm nhập qua bì phu vào cơ thể, vào ngũ quan rồi được chuyển về “tâm”. Lúc này cơ địa – sức đề kháng của con người không đủ mạnh để ngăn chặn, đẩy lùi chất độc ra ngoài.
Như vậy, chất độc đã vào đến “tâm” thì cứ ở lại trong “tâm” không thoát ra được. Đến lúc sức đề kháng của người bệnh quá yếu, thì cũng là lúc chất độc hoành hành. Lúc này chính là lúc bệnh nhân biểu hiện ra ngoài dưới hình thức lên cơn.
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh hoang tưởng chính là sự điều độ trong cuộc sống tinh thần, vật chất và luôn để sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Còn đối với những người đang ốm đau, bệnh tật tốt nhất không để họ bị quá kích động với “bảy thất tình” (hỷ, lộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh).
Đông y chữa bệnh hoang tưởng như thế nào?
Hiện nay đa số bệnh nhân được người nhà đưa vào các bệnh viện tâm thần để điều trị bệnh hoang tưởng. Phương pháp điều trị dùng thuốc an thần, thuốc chống loạn thần thường mang lại hậu quả rất đáng lo cho người bệnh.
Nhẹ thì bệnh nhân buồn ngủ, tăng cân, tăng men gan, đau ngực, khó thở. Điều trị kéo dài gây bệnh Parkinson (run tay, run chân), co giật, suy tim, suy nhược thần kinh, trầm cảm
Theo Đông y thì trường hợp mắc bệnh hoang tưởng chính là một triệu chứng “cảm nhập tâm”. Tức là “tâm” (tim) tích độc dẫn đến hoảng loạn, ảo tưởng, ảo giác, mê sảng, điên loạn.
Để giúp bệnh nhân tâm thần, hoang tưởng quay lại với chính con người thật, con người của chính họ, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc và trút hết nỗi sợ hãi, buồn rầu, mặc cảm, tự ti của bệnh nhân và gia đình người thân.
Với nhiều năm kế thừa và nghiên cứu theo phương pháp Đông y gia truyền Lương y Bùi Thị Hạnh đã điều chế ra phương thuốc đặc trị hữu hiệu căn bệnh tâm thần, hoang tưởng. Bệnh nhân uống thuốc từ 7 đến 10 ngày là chuyển bệnh từ từ một cách rõ rệt. Trả lại lại niềm vui, cuộc sống và con người thật của bệnh nhân.
Bệnh tâm thần, hoang tưởng hoàn toàn chữa khỏi vĩnh viễn bằng phương pháp Đông y đặc trị. Gia đình tôi đã mất nhiều năm nghiên cứu thành công phương pháp đặc trị hữu hiệu căn bệnh này.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn