Bệnh tâm thần hoang tưởng theo Đông y và cách điều trị

Trong Đông y không có tên bệnh tâm thần hoang tưởng, nhưng theo triệu chứng lâm sàng thì bệnh này thuộc phạm vi chứng điên cuồng. Nó phát sinh do sự mất cân bằng âm dương và rối loạn chức năng tạng phủ.

Ngày đăng: 30-08-2020

1,225 lượt xem

Tổng quan về bệnh hoang tưởng trong y học cổ truyền

Nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần hoang tưởng theo Đông y: do tinh thần bị kích động, lo nghĩ giận dữ quá độ gây ra các rối loạn hoạt động của các tạng tâm, can, tỳ, phát sinh ra đàm, nếu đàm khí uất kết sinh chứng trầm cảm (điên) nếu đàm khí hóa hỏa thì sinh chứng hưng phấn (cuồng),

Khi đó người bệnh không còn kiểm soát được hành vi, tâm lý của mình, có những biểu hiện : thu mình không quan tâm đến xung quanh, kết quả học tập hoặc công việc giảm sút, có sự tránh né với các kích thích quá mức, thờ ơ, thay đổi nhanh chóng trong cảm xúc, tính khí thất thường, có những hành vi kì dị…

Riêng đối với bệnh nhân tâm thần hoang tưởng còn có cảm giác lo sợ những người xung quanh, cảm giác bị theo dõi, bị hại, bị bắt, bị giết, bị bệnh. Đặc điểm chung của người mắc bệnh tâm thần là rối loạn giấc ngủ (có thể mất ngủ, ngủ ít, khó ngủ ,ngủ ngày thức đêm…), ăn rất nhiều, tiêu hóa không tốt, tay chân lạnh.

Hiện nay đa số bệnh nhân được người nhà đưa vào các bệnh viện tâm thần để điều trị bệnh hoang tưởng. Phương pháp điều trị dùng thuốc an thần, thuốc chống loạn thần thường mang lại hậu quả rất đáng lo cho người bệnh.

Nhẹ thì bệnh nhân buồn ngủ, tăng cân, tăng men gan, đau ngực, khó thở. Điều trị kéo dài gây bệnh Parkinson (run tay, run chân), co giật, suy tim, suy nhược thần kinh, trầm cảm.

Các bệnh của tâm thần do y học cổ truyền mô tả trong phạm vi của chứng điên cuồng. Điên là trạng thái trầm tĩnh đần độn tương ứng với thể trầm cảm của bệnh, cuồng là trạng thái kích thích đập phá, đánh người tương ứng với thể hưng phấn của bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh: do tinh thần bị kích động, lo nghĩ giận dữ quá độ gây ra các rối loạn hoạt động của các tạng tâm, can, tỳ, phát sinh ra đàm, nếu đàm khí uất kết sinh chứng trầm cảm (điên) nếu đàm khí hóa hỏa thì sinh chứng hưng phấn (cuồng),

Bệnh tâm thần hoang tưởng được Đông y nghiên cứu qua hàng ngàn năm

Theo quan niệm của Đông y, khi con người ở trạng thái hỷ (vui), lộ (cười), ưu, tư (lo nghĩ), bi (buồn rầu), khủng, kinh (sợ hãi) quá mức sẽ dẫn đến bệnh tâm thần – hoang tưởng. Bởi lúc đó cơ địa (sức đề kháng) rất yếu, dẫn đến “thoát dương”, bị chất độc trong tự nhiêm xâm nhập vào cơ thể.

Khi một trong những trạng thái này bị thoát dương, cộng với sự trùng hợp về cơ địa – sức đề kháng của cơ thể quá yếu, không thắng, lấn át được làn khí độc (trong tự nhiên lúc nào cũng tồn tại những làn khí độc đang lưu thông), khí độc xâm nhập qua bì phu vào lục phủ ngũ tạng.

Trong khi “tâm” tức là “tim” là trung tâm của lục phủ ngũ tạng, là quan trong nhất trong cơ thể con người. Tất cả các chất độc ở dạng làn khí khi sâm nhập qua bì phu vào cơ thể, vào ngũ quan rồi được chuyển về “tâm”. Lúc này cơ địa – sức đề kháng của con người không đủ mạnh để ngăn chặn, đẩy lùi chất độc ra ngoài.

Như vậy, chất độc đã vào đến “tâm” thì cứ ở lại trong “tâm” không thoát ra được. Đến lúc sức đề kháng của người bệnh quá yếu, thì cũng là lúc chất độc hoành hành. Lúc này chính là lúc bệnh nhân biểu hiện ra ngoài dưới hình thức lên cơn.

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng chính là sự điều độ trong cuộc sống tinh thần, vật chất và luôn để sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Còn đối với những người đang ốm đau, bệnh tật tốt nhất không để họ bị quá kích động với “bảy thất tình” (hỷ, lộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh).

Có thể chữa bệnh tâm thần hoang tưởng bằng Đông y hay không?

Trước đây người ta thường cho rằng tâm thần hoang tưởng là bệnh không chữa được, nhanh chóng dẫn đến sa sút tâm thần. Ngày nay các nhà khoa học khẳng định tâm thần phân liệt là bệnh có thể chữa được.

Thuốc là nền tảng của điều trị tâm thần phân liệt và thuốc chống loạn thần là những thuốc thông dụng nhất giúp kiểm soát các triệu chứng bằng cách điều hòa chất dẫn truyền thần kinh.

Bác sĩ Đông y có thể phối hợp nhiều thuốc với liều lượng khác nhau tùy theo thời gian để đạt được kết quả mong muốn. Sẽ mất nhiều tuần để nhận thấy sự cải thiện, nhưng thuốc Đông y với đặc tính lành, không độc sẽ giúp người bệnh cảm thấy khá hơn.

Đông y có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân tâm thần hoang tưởng

Chữa bệnh tâm thần hoang tưởng bằng thuốc Đông y không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn giúp cho cơ thể người bệnh không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Một số bài thuốc được áp dụng để chữa bệnh tâm thần phân liệt phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

Thể đàm thấp kết tụ: Biểu hiện chủ yếu là tư duy phân tán, tình cảm lạnh nhạt, hành vi chậm chạp, thích cô độc, có ảo giác, vùng thượng vị đầy tức, miệng nhớt dính, rêu lưỡi dày

Sài hồ, bạch truật mỗi thứ 12 g, hương phụ, thạch xương bồ, chỉ thực mỗi thứ 15 g; uất kim, phục linh mỗi thứ 30 g; đởm nam tinh, khương trúc nhự, khương bán hạ, bạch phàn mỗi thứ 10 g, trần bì 6 g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể đàm hỏa nhiễu thần minh: Triệu chứng chủ yếu là bứt rứt không yên, nói hét lung tung, mắt tai đỏ, tinh thần kích động, ít ngủ hoặc thức trắng đêm, thích ăn đồ lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

Hoàng liên 5 g, sinh đại hoàng 8 g (cho sau), mang tiêu 15 g (hòa uống), toàn qua lâu, từ thạch, trân châu, phục thần mỗi thứ 30 g; đởm nam tinh, khương bán hạ, chỉ thực mỗi thứ 10 g; trần bì, trúc nhự 6 g, thiên trúc hoàng 12 g, thạch xương bồ 30 g, viễn chí 12 g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể khí trệ huyết ứ: Triệu chứng chủ yếu là bứt rứt không yên, nói năng bậy bạ, hành vi vô ý thức, ảo giác nghe nhìn, sắc mặt tối sạm, nữ giới mất kinh hoặc kinh có huyết cục, chất lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết.

Đương quy, tang bạch bì, tử tô mỗi thứ 12 g, xích thược, hồng hoa, sài hồ, hương phụ, trần bì, xuyên khung mỗi thứ 10 g, đào nhân 20 g, uất kim 30 g, bồ hoàng, đan sâm mỗi thứ 15 g; nếu lạnh thì thêm phụ tử 6 g, can khương 3 g.

Thể âm hư hỏa vượng: Triệu chứng chủ yếu là hưng phấn, hiếu động, nghe nhìn có ảo giác, hát ca cười nói huyên thuyên, đánh người, phá của, ăn nhiều, dục tính mạnh, người gầy, miệng khô khát, lưỡi đỏ ít rêu.

Sinh địa, huyền sâm mỗi thứ 15 g, mạch môn đông, địa cốt bì mỗi thứ 12 g, hoàng liên 5 g, mộc thông 6 g, trúc diệp 10 g, phục thần, táo nhân (sao) mỗi thứ 30 g, sắc uống.

Chữa chứng “Điên”

Tương ứng với thể trầm cảm, hoang tưởng và ảo giác của thể trầm cảm có thể kéo dài.

– Đàm khí uất kết

Triệu chứng: Tinh thần uất ức, người lẩn thẩn, vui buồn bất thường, lúc cười, lúc khóc, động tác kỳ dị, không muốn ăn uống, không biết sạch bẩn. Rêu lưỡi mỏng nhớt, mạch thường xuyên hoạt hoặc huyền tế.

Phương pháp chữa: lý khí giải uất, hóa đàm khai khiếu.

– Tâm tỳ hư

Triệu chứng: bệnh kéo dài, hồi hộp, sợ hãi u uất không vui, dễ khóc, không biết đói, tinh thần trí lực giảm sút, chất lưỡi đen, rêu trắng, mạch tế nhược.

Phương pháp chữa: kiện tỳ an thần ích huyết (bổ tâm tỳ)

Chữa chứng “Cuồng”

Tương ứng với thể hưng phấn có hai thể.

 – Đàm hỏa nghịch

Triệu chứng: bệnh phát ra cấp, thao cuồng, táo bạo, hai mắt giận dữ, mặt đỏ, mắt đỏ, lúc cười, lúc hát, nói loạn xạ, có khi cởi hết quần áo, đánh người đập phá, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch hoạt sác.

Phương pháp chữa: tả can, trấn tâm, tả hoả, thông đàm

– Hoả thương âm

Triệu chứng: sau cơn kinh phát, người bệnh mệt mỏi gầy yếu, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu ít mạch tế sác.

Phương pháp chữa: tư âm giáng hoả, an thần định chí.

Vì sao nhiều người lo lắng tác dụng phụ của thuốc tây y chữa bệnh tâm thần

Hầu hết các thuốc tây chữa rối loạn tâm thần đều gây ra tác dụng phụ với cơ thể, mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào loại thuốc và tình trạng bệnh.

1. Tác dụng phụ lên hệ thần kinh

Hầu hết các thuốc chống loạn thần đã gây ra nhiều hội chứng thần kinh liên quan đặc biệt tới hệ vận động ngoại tháp. Các phản ứng này đặc biệt nổi bật khi điều trị bằng các thuốc có hiệu lực mạnh (các piperazin ba vòng và các butyrophenon). Clozapin, thioridazin hoặc liều thấp risperidon ít có khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn ngoại tháp cấp tính.

Có sáu hội chứng thần kinh đặc trưng của các thuốc chống loạn thần. Trong số đó bốn hội chứng (loạn trương lực cơ cấp, không ngồi yên, hội chứng Parkin-
son và hội chứng an thần kinh ác tính hiếm gặp) thường xuất hiện sớm sau khi cho dùng thuốc, và hai hội chứng (run quanh miệng hiếm gặp và loạn vận động hoặc loạn trương lực muộn) là các hội chứng xuất hiện muộn sau khi điều trị kéo dài.

Buồn ngủ

Thuốc an thần gây ngủ là một nhóm các thuốc có tác dụng an dịu thần kinh, gây ngủ và tạo ra giấc ngủ gần giống với giấc ngủ tự nhiên. Sử dụng các thuốc này, bác sĩ muốn tạo sự hồi phục cho thần kinh và các cơ quan khác. Có rất nhiều thuốc có tác dụng an thần gây ngủ. Chúng thuộc các nhóm khác nhau như dẫn xuất của barbiturat, thuốc nhóm monoureid, cloralhydrat, pireridindon, một số thuốc là dẫn xuất của benzodiazepin, rượu, bromid.

Tuy nhiên, do độc tính và tác dụng khác nhau, hiện nay chỉ còn một số thuốc được sử dụng, chủ yếu thuộc nhóm benzodiazepin. Chúng bao gồm các thuốc: diazepam, bromazepam (dẫn xuất benzodiazepin), levomepromazin, chlorpromazin (dẫn xuất phenothiazin), phenobarbital (dẫn xuất của barbiturat).

Vàng da

Vàng da đã thấy sau khi bắt đầu dùng clorpromazin thời gian ngắn. Vàng da nói chung nhẹ và ít khi ngứa, thường xảy ra khi điều trị vào tuần thứ hai đến thứ tư. Đối với một người bệnh bị vàng da do dùng thuốc an thần kinh, nếu bệnh tâm thần cần phải được điều trị liên tục thì an toàn nhất là dùng liều thấp của một thuốc khác mà có hiệu lực hơn.

Rối loạn tạo máu

Tăng nhẹ bạch cầu, giảm bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan đôi khi xảy ra với các thuốc điều trị loạn thần, đặc biệt với clozapin và ít hơn đối với các phenothiazin hiệu lực thấp. Nguy cơ mất bạch cầu hạt đã giảm đi nhiều tuy chưa loại trừ hẳn, bằng cách thường quy hàng tuần đếm bạch cầu ở các người bệnh đang điều trị bằng clozapin.

Phản ứng da

Thường xảy ra phản ứng da đối với phenothiazin. Mày đay hoặc viêm da xảy ra ở khoảng 5% người bệnh dùng clorpromazin. Nhiều loại bệnh da có thể xảy ra. Phản ứng quá mẫn có thể là mày đay, dát sần, chấm xuất huyết hoặc phù, thường xảy ra trong khoảng tuần 1 - 8 của điều trị

Bệnh sừng hóa biểu bì thường thấy ở các người bệnh điều trị bằng clorpromazin lâu dài và cũng thấy cả đục giác mạc và thể thủy tinh ở mắt. Trường hợp đặc biệt, các lắng đọng ở thể thủy tinh có thể gây suy giảm thị giác. Điều trị tích cực chứng bệnh đó (ví dụ bằng penicilamin) không giúp ích gì đặc biệt và các thể lắng đọng có khuynh hướng tự tan biến, tuy có chậm, sau khi ngừng sử dụng thuốc.

Ăn uống lành mạnh có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân tâm thần

Người có vấn đề về tâm thần nên ăn chế độ low card

Thử chế độ low carb

Chế độ này có hàm lượng béo cao và cacbohydrat thấp nhưng vẫn cung cấp đủ protein. Ban đầu được sử dụng để điều trị rối loạn co giật, chế độ ăn uống này được áp dụng để chữa một số vấn đề sức khỏe tâm thần. Trong chế độ ăn uống tạo xeton, cơ thể bắt đầu đốt mỡ thay vì đường, tránh sản xuất thêm insulin.

Hiện vẫn chưa có đủ dữ liệu cho thấy rằng chế độ này có thể khắc phục hoàn toàn triệu chứng tâm thần phân liệt, nhưng một số người vẫn muốn áp dụng nếu triệu chứng của họ không được cải thiện bằng phương pháp khác.

Cai thuốc lá

Những người mắc bệnh tâm thần thường hút thuốc nhiều hơn người bình thường. Một nghiên cứu ước tính hơn 75% người trưởng thành được chẩn đoán mắc tâm thần đều hút thuốc lá.

Nicotine có thể cải thiện suy nghĩ tạm thời, đó là lý do tại sao những người tâm thần chọn cách hút thuốc. Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng tạm thời. Chất này không có tác dụng làm đối trọng hậu quả tiêu cực lâu dài của việc hút thuốc.

Hầu hết những người hút thuốc bắt đầu hút trước khi xuất hiện triệu chứng rối loạn thần kinh của bệnh tâm thần. Nghiên cứu vẫn chưa kết luận được liệu khói thuốc có khiến con người dễ bị tâm thần phân liệt, hoặc hút thuốc lá nhiều là tác dụng phụ của thuốc chống rối loạn tâm thần.

Thử chế độ ăn uống không chứa gluten

Gluten là tên gọi chung của những protein có trong hầu hết các loại ngũ cốc. Nhiều người bị tâm thần phân liệt cũng nhạy cảm với gluten. Họ có thể mắc bệnh rối loạn tiêu hóa gây nên phản ứng tiêu cực với gluten.

Những người mắc chứng tâm thần phân liệt có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao gấp ba lần. Nói chung, những người nhạy cảm với gluten thường dễ gặp vấn đề tâm thần. Điều này dẫn đến liên kết giả thuyết giữa vấn đề sức khỏe tâm thân và gluten.

Thêm axit béo Omega-3 vào chế độ ăn uống

Các nghiên cứu cho hay chế độ có hàm lượng axit béo Omega-3 cao giúp điều trị triệu chứng tâm thần phân liệt. Lợi ích của Omega-3 sẽ tăng cường nếu chế độ ăn uống có chứa chất chống oxy hóa. Chất này đóng vai trò trong việc hình thành triệu chứng tâm thần phân liệt

Viên nang dầu cá cung cấp nguồn Omega-3 dồi dào. Bạn cũng nên ăn những loại cá nước lạnh, chẳng hạn như cá hồi hoặc cá thu để tăng cường Omega-3. Các loại thực phẩm khác giàu Omega-3 bao gồm hạt hồ đào, bơ, hạt lanh hoặc những loại hạt khác. Ngoài ra, thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin E và C, và melatonin, được chứng minh là có tác dụng giảm triệu chứng tâm thần phân liệt

Với nhiều năm kế thừa và nghiên cứu theo phương pháp Đông y gia truyền Lương y Bùi Thị Hạnh đã điều chế ra phương thuốc đặc trị hữu hiệu căn bệnh tâm thần, hoang tưởng. Bệnh nhân uống thuốc từ 7 đến 10 ngày là chuyển bệnh từ từ một cách rõ rệt. Trả lại lại niềm vui, cuộc sống và con người thật của bệnh nhân.

Bệnh tâm thần, hoang tưởng hoàn toàn chữa khỏi vĩnh viễn bằng phương pháp Đông y đặc trị. Gia đình tôi đã mất nhiều năm nghiên cứu thành công phương pháp đặc trị hữu hiệu căn bệnh này.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha