Tất cả các thể bệnh của tâm thần đều có thể chuyển sang thể di chứng sau nhiều năm bị bệnh.
Ngày đăng: 23-07-2018
1,994 lượt xem
Bệnh tâm thần phân liệt thể di chứng là gì?
Thể di chứng của tâm thần có ít nhất 1 giai đoạn của tâm thần phân liệt trong tiền sử, nhưng hiện tại các triệu chứng của bệnh không còn các triệu chứng loạn thần rõ ràng. Trái lại, biểu hiện của các triệu chứng âm tính lại nổi bật trong bảng lâm sàng.
Do đó, bệnh tâm thần phân liệt thể di chứng là một giai đoạn mạn tính trong tiến triển bệnh tâm thần phân liệt, trong đó có sự tăng tiến rõ rệt từ một giai đoạn sớm (bao gồm một hay nhiều thời kỳ với những triệu chứng loạn thần) đến một giai đoạn muộn hơn với nét đặc trưng là có những triệu chứng “âm tính” kéo dài nhưng không nhất thiết phải là không hồi phục.
Tâm thần phân liệt thể di chứng là một giai đoạn mạn tính
Triệu chứng âm tính của bệnh tâm thần phân liệt
Có 3 triệu chứng âm tính chính trong tâm thần phân liệt thể di chứng, đó là: vô cảm xúc, ngôn ngữ nghèo nàn và mất ý chí.
-Vô cảm xúc
Bệnh nhân có nét mặt đơn điệu, không thay đổi, không sinh động như vốn có của mình. Bệnh nhân giảm sút sự tiếp xúc bằng ánh mắt hay ngôn ngữ cơ thể.
Khi bệnh tâm thần phân liệt đã chuyển thành thể di chứng, vô cảm xúc dần dần sẽ phát triển thành vô cảm. Lúc này, bệnh nhân không hề biểu hiện cảm xúc vui buồn hay cáu giận với bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào ngoài môi trường.
Ngôn ngữ nghèo nàn
Nghèo nàn ngôn ngữ hay nghèo nàn lời nói thể hiện bởi các câu trả lời cộc lốc, ngắn, cụt ngủn. Bệnh nhân với ngôn ngữ nghèo nàn có thể có kèm giảm sút lượng suy nghĩ, điều đó phản ánh qua sự giảm sút quá trình tạo ra ngôn ngữ.
Mất ý chí
Mất ý chí là sự giảm sút hoạt động định hướng về một mục đích nào đó. Người bệnh mất hết sáng kiến, mất động cơ, hoạt động không hiệu quả. Các thói quen nghề nghiệp cũ mất dần đến nỗi bệnh nhânh không muốn làm bất kỳ việc gì nữa.
Người bị tâm thần thể di chứng thường mất hết ý chí
Các nguyên tắc chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt thể di chứng
Những triệu chứng phân liệt “âm tính” nổi bật lên, tức là: sự chậm chạp tâm lý vận động, hoạt động kém, cảm xúc cùn mòn, tính bị động và thiếu sáng kiến, ngôn ngữ nghèo nàn về lượng hay về nội dung, nghèo nàn trong giao tiếp không dùng lời như biểu hiện nét mặt, tiếp xúc bằng mắt, âm điệu lời nói và tư thế, kém chăm sóc cá nhân và kém hoạt động xã hội.
Trong quá khứ chắc chắn có ít nhất một giai đoạn loạn thần rõ rệt, đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt. Một thời kỳ (ít nhất một năm) trong đó có cường độ và tần số các triệu chứng như hoang tưởng và ảo giác chỉ còn tối thiểu hoặc giảm nhẹ về cơ bản. Tuy nhiên, hội chứng “âm tính” của tâm thần phân liệt vẫn tồn tại.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn