Cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể, các rối loạn tâm thần là căn bệnh thường gặp ở những người cao tuổi.
Ngày đăng: 06-10-2019
946 lượt xem
Sa sút tâm thần ở người cao tuổi
Sa sút tâm thần là một căn bệnh mạn tính của trí nhớ, đang gia tăng tỷ lệ và nguyên nhân lớn nhất gây suy giảm sức khỏe người cao tuổi. Khoảng 60-80% trường hợp sa sút tâm thần do thoái hóa thần kinh não bộ như bệnh Alzheimer, các bệnh thoái hóa thần kinh khác cũng là nguyên nhân sa sút tâm thần như bệnh Parkinson, bệnh Huntington
Sa sút tâm thần là biểu hiện thường gặp ở người cao tuổi
Trầm cảm và lo âu ở người cao tuổi
Trầm cảm ở người cao tuổi thường biểu hiện bằng sự lo lắng thái quá về sức khỏe. Nó có thể diễn tiến thành bệnh Alzheimer và các hình thức khác của chứng mất trí. Bệnh thường khó chẩn đoán và cải thiện vì bệnh nhân không thừa nhận là mình bị trầm cảm.
Trầm cảm biểu hiện bằng sự buồn phiền, chán nản và mất niềm tin kéo dài. Những triệu chứng này thường đi kèm theo sự suy giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ăn và dẫn đến gầy yếu.
Người bệnh thấy chán nản hoặc dễ cáu, cảm thấy bản thân sống không có ý nghĩa, không tham gia hoặc không mặn mà với những hoạt động hằng ngày, dễ tức giận, dễ bị kích động.
Bệnh nhân thay đổi khẩu vị, thường ăn không ngon miệng, trọng lượng cơ thể thay đổi (sút hoặc tăng cân), khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, tỉnh giấc sớm, thèm ngủ ngày…
Những biểu hiện trầm cảm ở người cao tuổi tương đối phức tạp, thường thấy nhất là mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ đi kèm với quá trình lão hóa. Cần lưu ý người lớn tuổi bị trầm cảm nặng không được cải thiện có thể dẫn tới tự tử hoặc lạm dụng rượu.
Trầm cảm và rối loạn là biểu hiện thường gặp ở rối loạn tâm thần người già
Lo âu có thể là biến chứng của cải thiện hoặc xuất phát từ nhận định tiêu cực về tiên lượng bệnh của mình. Các biểu hiện lo âu thường rất đa dạng, phức tạp. Bệnh nhân cảm thấy sợ hãi, lo lắng về tương lai, dễ cáu, khó tập trung tư tưởng, căng thẳng vận động, bồn chồn..
Đôi khi người bệnh trải nghiệm cảm giác khiếp sợ, hoảng loạn, tuyệt vọng về bệnh tật, sợ chết. Bệnh nhân cũng có thể có các suy nghĩ ám ảnh như nghi ngờ mắc bệnh, sợ bẩn… khiến phải rửa tay liên tục hay kiểm tra đi kiểm tra lại…
Lo âu trầm cảm ở người cao tuổi là khó tránh được, tuy nhiên, chúng ta có thể giảm bớt hậu quả xấu kéo dài nếu đi khám chuyên khoa sớm, không tự dùng thuốc và lạm dụng thuốc chuyên khoa tâm thần.
Để ngăn ngừa bệnh tâm thần ở người cao tuổi, hãy chủ động hoạt động cơ thể một cách đều đặn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như: Duy trì và cải thiện trí nhớ; Duy trì và cải thiện khả năng hoạt động tâm thần; Phòng ngừa suy giảm hoạt động trí tuệ; Vui vẻ, phòng ngừa và làm nhẹ trầm cảm; Cải thiện sức khỏe thể lực.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn