Tâm thần là căn bệnh nội sinh, liên quan đến những bất thường trong hành vi, tâm lý và suy nghĩ. Hầu hết mọi người đều cho rằng căn bệnh này khó có thể phòng tránh được. Vậy suy nghĩ này có chính xác không?
Ngày đăng: 25-09-2017
2,047 lượt xem
Xác định sớm biểu hiện để phòng tránh bệnh tâm thần
Đó là những biểu hiện bất thường về tâm lý: rối loạn giấc ngủ, đột ngột vui vẻ, buồn chán, dễ nóng tính, cáu gắt, ăn uống không cảm thấy ngon, khó thở, đau ngực, chóng mặt đều có thể là những biểu hiện ban đầu của bệnh tâm thần.
Những bất ổn về tâm lý là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tâm thần
Yếu tố thời tiết và dinh dưỡng: Có người dễ mắc bệnh trầm cảm vào mùa đông. Thời tiết thay đổi tác động đến tâm sinh lý, tính cách của con người là có nhưng không phải mọi thay đổi đều là triệu chứng của bệnh tâm thần.
Còn về dinh dưỡng, thiếu vitamin B1 dễ gây suy giảm trí nhớ, trường hợp này thường gặp ở người nghiện rượu. Chế độ ăn nhiều rau quả, ăn đa dạng thực phẩm có lợi cho bệnh lý tâm thần. Cần chú ý hạn chế ăn đường, ăn nhiều chất béo.
Nguyên nhân bệnh tâm thần
Đến nay người ta chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh tâm thần nhưng y học nhận thấy có yếu tố di truyền trong bệnh tâm thần. Tức những người trong gia đình có người bị tâm thần thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Thứ hai, sử dụng nhiều chất kích thích, thường xuyên căng thẳng, lo lắng kéo dài cũng dễ dẫn đến bị tâm thần.
Về lâu về dài, tất cả chất kích thích đều làm giảm khả năng tập trung, tăng nguy bị bệnh. Đối với trường hợp di truyền gần như không thể phòng tránh mà cần hạn chế những yếu tố nguy cơ khác như dinh dưỡng, tập luyện.
Các cách phòng tránh tâm thần
Có nhiều cách phòng tránh bệnh tâm thần như hạn chế sử dụng chất kích thích, ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh căng thẳng đầu óc, lo lắng kéo dài. Việc tập luyện thể dục đều đặn rất có lợi cho bệnh nhân tâm thần (tập yoga, thiền). Các nghiên cứu gần đây cho thấy tập yoga thường xuyên giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung.
Phương pháp điều trị tâm thần mới: Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc truyền thống, y học đang phát triển phương pháp tâm lý trị liệu, giúp bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường.
Giáo dục lòng vị tha cho giới trẻ để phòng tránh rối loạn tâm lý: Bệnh tâm thần ở người trẻ đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên trong quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách.
Do đó các bạn trẻ rất nhạy cảm, dễ bộc phát, bùng nổ, tò mò, mạo hiểm và cũng dễ dẫn đến chán nản khi gặp khó khăn, thất bại. Muốn phòng tránh rối loạn tâm lý ở lứa tuổi vị thành niên, gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần phải có những kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý của giai đoạn đặc biệt này.
Cha mẹ cần có biện pháp hợp lý để giáo dục trẻ em ở độ tuổi dậy thì
Qua đó cung cấp cho các em đầy đủ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm về kỹ năng sống để giúp các em có thể thích ứng, vượt qua được giai đoạn khó khăn, giúp phòng tránh rối loạn tâm lý. Đồng thời hướng các em vào những hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh. Các cơ sở giáo dục cần chú trọng giáo dục lòng vị tha, chia sẻ, yêu thương để đẩy lùi bệnh tâm thần ở người trẻ.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn