Báo động tình trạng bất ổn tâm thần ở tuổi thanh thiếu niên

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm bất ổn tâm thần ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Hậu quả của chúng ra sao? Có những cách nào để ứng phó?...

Ngày đăng: 14-09-2019

1,233 lượt xem

Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên

Đối với những rối loạn cảm xúc, trong đó có trầm cảm và tự tử, thì các em gái được cho là nhạy cảm với các vấn đề cảm xúc hơn các em trai. Trong khi nhóm trẻ em ở độ tuổi 11-14 nghe nói “nhiều” bạn từng cố gắng tự tử thì tới độ tuổi lớn hơn 15-17, một số đã có “ý định” tự tử và ở độ tuổi lớn hơn nữa,

Một vài em cho biết bản thân đã từng có “hành vi” tự tử nhưng không thành. Điều đáng lo ngại là, những vấn đề tâm thần này có thể chỉ là bề nổi cho tảng băng chìm.

Tình trạng bất ổn tâm thần ở thanh thiếu niên hiện nay đang rất đáng báo động

Nguy cơ nào dẫn tới vấn đề tâm thần ở thanh thiếu niên?

Nguyên nhân phổ biến nhất của các vấn đề về bất ổn tâm thần ở trẻ vị thành niên liên quan đến những căng thẳng do áp lực học tập, gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực, kinh tế khó khăn, thành viên trong gia đình bị ốm...

Áp lực học tập là một trong những điều khiến các em lo lắng. Phần lớn liên quan đến thành tích học tập, do chính các em tự đặt kỳ vọng cao đối với bản thân, phải vượt trội so với bạn bè hoặc do áp lực của gia đình muốn các em đạt thành tích tốt.

Một số những biểu hiện tiêu cực về tâm lý xã hội được cho là có mối liên quan tới việc tiếp cận các công nghệ hiện đại, các hành vi nghiện trực tuyến đối với những trẻ có xu hướng “sử dụng quá nhiều”. 

Những mối quan hệ phức tạp, những mâu thuẫn ở trường học với bạn đồng trang lứa, với thầy cô giáo cũng là những yếu tố rủi ro đối với bất ổn tâm thần ở tuổi thanh thiếu niên.

Bạo lực học đường là một trong những nguyên nhân gây bất ổn tâm thần ở thanh thiếu niên

Các mối quan hệ tình cảm, thường bắt đầu trong môi trường học đường, gây cho trẻ những căng thẳng, tình yêu đơn phương mang đến cho trẻ nỗi buồn, trầm cảm và thậm chí đôi khi dẫn đến ý định tự tử hoặc hành vi tự tử.

Giải pháp ứng phó bất ổn tâm thần ở thanh thiếu niên

Rất nhiều các chiến lược ứng phó đã được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề tâm thần và tâm lý xã hội cho trẻ em, ở các cấp độ từ cá nhân, tới gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Yếu tố bảo vệ được đề cập đến đầu tiên là việc trẻ được tham gia vào các hoạt động giải trí, ví dụ các bộ môn thể thao, võ thuật, đọc sách, xem phim, tham gia các câu lạc bộ hoặc các chuyến dã ngoại do trường tổ chức, học trực tuyến. .

Gia đình có mối quan hệ tình cảm bền chặt hoặc gia đình gắn kết cũng là một yếu tố bảo vệ quan trọng giúp trẻ tránh khỏi những căng thẳng và tổn thương tâm lý xã hội.

Nếu cha mẹ không có kỹ năng giao tiếp phù hợp và có thói quen áp đặt quan điểm của mình lên con cái sẽ dẫn đến nguy cơ cha mẹ và con cái rơi vào tình trạng xung đột quan điểm, trẻ có nhiều nguy cơ thực hiện các hành vi mang tính nổi loạn, hoặc rơi vào tình trạng bị rối loạn cảm xúc, thậm chí là trầm cảm.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha