Dưới những tác động từ môi trường xung quanh, gia đình và xã hội mà có nhiều trường hợp trẻ bị mắc rối loạn tâm thần theo từng độ tuổi khác nhau.
Ngày đăng: 21-08-2019
1,176 lượt xem
Tự kỉ
Trẻ em bị tự kỉ thường hay biểu hiện bất thường trong mối quan hệ xã hội, không có giao lưu tình cảm, khó khăn trong giao tiếp, thu hẹp các hoạt động và sở thích. Vấn đề này thường thấy ở trẻ dưới 3 tuổi, có thể do ảnh hưởng tâm lí từ cha mẹ, do di truyền, viêm não hoặc rối loạn miễn dịch.
Chậm phát triển tâm thần bao gồm những tổn thương sâu sắc về mặt trí tuệ, được chia theo mức độ: nhẹ (IQ 50 - 69),vừa (IQ 35 - 49),nặng (IQ 20 - 34),trầm trọng (IQ < 20).
Rối loạn tâm thần ở trẻ em thay đổi theo từng độ tuổi
Những rối loạn học tập thường gặp trong giai đoạn này là: kém phát triển khả năng tính toán, nói ngọng, nói lắp, phát âm kém, kĩ năng viết kém. Nguyên nhân có thể do di truyền, thiếu sự chăm sóc, thiếu động cơ học tập, lo âu sợ hãi, trầm cảm.
Rối loạn hành vi nổi loạn
Rối loại hành vi nổi loạn chủ yếu gặp ở bé trai. Chủ yếu gặp ở bé trai, gặp khó khăn khi phải chịu đựng trách nhiệm về những hậu quả hành động do chúng gây ra thì chúng lại ứng xử không chấp nhận, tạo nên sự nổi loạn.
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường hay đãng trí và không thể tập trung làm việc gì. Chúng thường hay phá phách và không ngồi yên, bồn chồn, chạy nhảy thái quá.
Rối loạn tâm thần ở trẻ vị thành niên dễ dẫn đến nguy cơ tự sát
Rối loạn tâm thần thể chống đối ở trẻ em
Những đứa trẻ này có tính khí thất thường, hoang dã, không vâng lời, hay cãi nhau với người lớn. Những trẻ vị thành niên bị trầm cảm cũng có thể biểu lộ như vậy.
Vì vậy giáo dục kĩ năng làm cha mẹ và liệu pháp gia đình là cách chữa hữu hiệu, cần thiết điều trị rối loạn trầm cảm đi kèm.
Rối loạn ứng xử: Rối loạn ứng xử bao gồm các hành vi: chọc ghẹo người khác, gây gổ, đánh nhau, thô bạo với người khác, ăn cắp, trấn lột, phá phách…Việc tư vấn cá nhân rất quan trọng nhưng gặp nhiều khó khăn và phải kết hợp với liệu pháp gia đình.
Rối loạn lo âu: Tình huống đưa trẻ đến tình trạng rối loạn lo âu là do tách mẹ, phải đến trường, chuyển lớp, mất người thân…
Rối loạn dạng cơ thể: Các triệu chứng bao gồm các rối loạn chức năng mà không tìm thấy một bằng chứng thực tổn nào. Chủ yếu là đau bụng, đau đầu, đau cơ thể, mệt mỏi.
Rối loạn tâm thần ở trẻ vị thành niên (13 -18 tuổi)
Lạm dụng chất kích thích: Sử dụng ma túy là nguy cơ nổi bật ở lứa tuổi này. Đặc biệt ở trẻ lang thang bụi đời, gia đình tan vỡ, bị đuổi học, bỏ học, vô gia cư.
Trầm cảm
Thay vì buồn bã thì trẻ em vị thành niên trầm cảm thường biểu hiện lập dị, hay cáu bẳn và dễ kích động. Những biểu hiện như ăn ngủ nhiều cũng xảy ra phổ biến trái ngược với trầm cảm ở người lớn là ít ngủ, ăn không ngon miệng và giảm cân.
Hành vi tự sát
Những tình huống gợi ý nguy cơ tự sát, có bạn bè tự sát, thất vọng, bị cha mẹ, thầy cô mắng, mất thể diện, có rối loạn tâm thần, lạm dụng chất cấm, bị lạm dụng tình dục…
Trong giai đoạn phát triển của trẻ có rất nhiều sự thay đổi tâm lí. Dưới những tác động từ môi trường xung quanh, gia đình và xã hội mà có nhiều trường hợp mắc rối loạn tâm thần.
Nhiều chứng bệnh nhẹ có thể tự khỏi khi lớn lên, tuy nhiên những bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như: trầm cảm, tự kỉ hay lạm dụng chất kích thích… Những rối loạn này có thể dẫn đến hành vi tự sát.
Do đó, cha mẹ nên phát hiện và điều trị kịp thời các rồi loạn tâm thần ở trẻ em để bảo đảm trẻ có thể phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần như bạn bè đồng trang lứa.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn