Tỷ lệ trẻ em và trẻ vị thành niên Việt Nam bị mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung là từ 8-29%, và từng độ tuổi sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Ngày đăng: 14-08-2018
1,542 lượt xem
Những rối loạn tâm thần ở trẻ em trước 6 tuổi
Tự kỉ
Trẻ em bị tự kỉ thường hay biểu hiện bất thường trong mối quan hệ xã hội, không có giao lưu tình cảm, khó khăn trong giao tiếp, thu hẹp các hoạt động và sở thích. Vấn đề này thường thấy ở trẻ dưới 3 tuổi, có thể do ảnh hưởng tâm lí từ cha mẹ, do di truyền, viêm não hoặc rối loạn miễn dịch.
Chậm phát triển tâm thần
Chậm phát triển tâm thần bao gồm những tổn thương sâu sắc về mặt trí tuệ, được chia theo mức độ: nhẹ (IQ 50 - 69),vừa (IQ 35 - 49),nặng (IQ 20 - 34),trầm trọng (IQ < 20).
Những rối loạn ở trẻ lứa tuổi tiểu học (dưới 12 tuổi)
Những rối loạn tâm thần thường gặp trong giai đoạn này là: kém phát triển khả năng tính toán, nói ngọng, nói lắp, phát âm kém, kĩ năng viết kém. Nguyên nhân có thể do di truyền, thiếu sự chăm sóc, thiếu động cơ học tập, lo âu sợ hãi, trầm cảm.
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường hay đãng trí và không thể tập trung làm việc gì. Chúng thường hay phá phách và không ngồi yên, bồn chồn, chạy nhảy thái quá.
Rối loạn lo âu:
Trẻ em mắc chứng rối loạn lo âu thường đáp ứng với các tình huống sợ hãi, căng thẳng bằng các dấu hiệu sinh lý như tăng nhịp tim, đổ mồ hôi.
Rối loạn về ứng xử:
Trẻ em mắc chứng này có xu hướng coi thường các quy tắc và không tuân theo bất kỳ một khuôn khổ nào ở cả xã hội và trong trường học.
Trẻ em mắc chứng này thường nhầm lẫn trong suy nghĩ và hiểu biết thế giới xung quanh chúng.
Trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc các bệnh tâm thần
Rối loạn tâm thần ở trẻ vị thành niên (13 -18 tuổi)
Lạm dụng chất kích thích
Sử dụng ma túy là nguy cơ nổi bật ở lứa tuổi này. Đặc biệt ở trẻ lang thang bụi đời, gia đình tan vỡ, bị đuổi học, bỏ học, vô gia cư.
Thay vì buồn bã thì trẻ em vị thành niên trầm cảm thường biểu hiện lập dị, hay cáu bẳn và dễ kích động. Những biểu hiện như ăn ngủ nhiều cũng xảy ra phổ biến trái ngược với trầm cảm ở người lớn là ít ngủ, ăn không ngon miệng và giảm cân.
Hành vi tự sát: Những tình huống gợi ý nguy cơ tự sát, có bạn bè tự sát, thất vọng, bị cha mẹ, thầy cô mắng, mất thể diện, có rối loạn tâm thần, lạm dụng chất cấm, bị lạm dụng tình dục…
Rối loạn ăn uống: Rối loạn ăn uống liên quan đến cảm xúc mãnh liệt và thái độ cũng như những hành vi bất thường của trẻ liên quan đến cân nặng và đồ ăn.
Rối loạn tâm trạng: Là những rối loạn liên quan đến nỗi buồn dai dẳng hoặc sự thay đổi tâm trạng nhanh chóng.
Tâm thần và hoang tưởng: Là bệnh tâm thần nghiêm trọng có liên quan đến việc nhận thức méo mó và sai lệch về thế giới.
Nguyên nhân gây ra các bệnh tâm thần ở trẻ em
Nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em chưa được làm sáng tỏ nhưng các nhà khoa học cho rằng đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố sinh học và di truyền, các tổn thương về mặt tâm lý, môi trường xã hội.
Yếu tố di truyền: Một số bệnh tâm thần mang tính chất gia đình có nghĩa là khả năng để phát triển một rối loạn tâm thần có thể được truyền từ cha mẹ đến con cái của họ.
Tổn thương tâm lý: Một số bệnh tâm thần xảy ra sau khi trẻ bị tổn thương tâm lý chẳng hạn như bị lạm dụng về thể chất, tinh thần hoặc mất bố hoặc mẹ sớm hoặc thiếu sự quan tâm chăm sóc của người thân.
Tổn thương tâm lý dễ gây các bệnh tâm thần ở trẻ em
Các yếu tố từ môi trường: các căng thẳng hoặc chấn thương có thể gây ra bệnh tâm thần ở nhóm trẻ em đã sẵn có những rối loạn tâm thần.
Việc tìm hiểu cũng như tìm biện pháp điều trị bệnh tâm thần có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống và tương lai của trẻ bị tâm thần cũng như gia đình chúng. Do đó, khi chữa trị tâm thần phải điều trị tận gốc căn nguyên gây ra căn bệnh này thay vì chỉ điều trị triệu chứng.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn