Khi trẻ bị co giật bởi động kinh cần phải đặt trẻ nằm nơi rộng rãi, thoáng mát, đầu trẻ hơi nghiêng sang một bên. Tuyệt đối không cố gắng kiềm chế các cơn co giật của trẻ bằng cách giữ chặt tay chân, không vắt chanh hay bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm nào khác vào miệng trẻ, không đánh gió cho trẻ. Sau cơn động kinh cần phải theo dõi những biểu hiện của trẻ, vì sau mỗi cơn co giật trẻ thường hoảng loạn và rất mệt.
Ngày đăng: 09-09-2015
21,635 lượt xem
Động kinh là một căn bệnh đến nay chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể nào. Nó có thể xuất phát từ các yếu tố khác như: u não, sinh non, dị dạng mạch máu não, tổn thương khi sinh, chấn thương đầu, gia đình có từng mắc bệnh động kinh hoặc có những trường hợp không thể tìm ra nguyên nhân.
Các cơn động kinh thường ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động ở trẻ, do đó khi bị động kinh các bộ phận thường co giật là tay, đầu, cổ. Nếu người lớn không biết cách xử trí trẻ lên cơn động kinh co giật, có thể gây hại cho bệnh nhi.
Điều đầu tiên cần phải chú ý là không được hoảng hốt khi trẻ lên các cơn co giật, không được tụ tập tập quá nhiều người xung quanh trẻ, gây ngột ngạt không khí, không tìm cách kiềm chế các cơn co giật, không vắt chanh hay cạo gió cho trẻ khi đang lên cơn co giật.
Khi trẻ bị co giật cần đặt trẻ nằm nơi rộng rãi, thoáng mát, nới lỏng quần áo, khăn quàng cổ,… tránh va đạp cơ thể vào những vật cứng. Phụ huynh cần ghi nhận những biểu hiện của quá trình lên cơn co giật của trẻ như: thời gian co giật, kiểu co giật, biểu hiên của trẻ trong và sau khi bị co giật. Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong là một căn bệnh xảy ra đột ngột nên phụ huynh cần có những biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ.
Ở nhà: luôn tạo một không gian thông thoáng; Không để các vật dụng nhọn sắc trong nhà bằng cách mài bằng; Luôn che chắn những nơi có lửa, nước sôi, điện,…; Không cho trẻ tắm một mình; Nhà tắm không nên có chốt khóa bên trong, vì trong nhiều trường hợp trẻ tắm xảy ra cơn động kinh; Trong phòng ngủ nên dùng gối an toàn; Không nên dùng giường tầng, nên cho trẻ ngủ giường thấp hoặc dưới sàn.
Ở trường: Phải báo cho thầy cô, bảo mẫu, y tế của trường biết về tình trạng bệnh động kinh của trẻ để nhà trường có những xử lý ban đầu phù hợp. Cần giải thích rõ tình trạng của trẻ để tránh kỳ thị.
Ở nơi công cộng: Luôn đội mũ bảo hiểm cho trẻ; Không nên cho trẻ tự đi xe một mình; Khi trẻ đi bơi cần mặc áo phao và có sự giám sát liên tục; Không để trẻ đứng ở những nơi có vị trí cao.
Đối với trẻ bị bệnh động kinh, nếu được điều trị sớm sẽ nhanh hồi phục. Điều này làm giảm khả năng sa sút trí tuệ và mặc cảm của trẻ.
Thừa kế phương thuốc gia truyền cùng với nhiều năm nghiên cứu thành công phương thuốc Đông y đặc trị bệnh Động kinh tận gốc giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống khỏe mạnh và vĩnh viễn không tái phát, tái nhập cuộc sống và cộng đồng.
LIÊN HỆ: 0378 041 262
Lang y Bùi Thị Hạnh (58 tuổi) để được tư vấn tốt nhất
Địa chỉ: Khu Đồng Mát - Phường Tân An - Thị Xã Quảng Yên - Tỉnh Quảng Ninh
CHÚ Ý: Quý khách, quý bệnh nhân vui lòng liên hệ trước khi đến để tránh nhầm địa chỉ và mất tiền oan.
LIÊN HỆ: Chúng tôi có 2 cơ sở:
Ngoài 2 địa chỉ này chúng tôi tạm thời chưa có địa chỉ nào khác. Nếu có địa chỉ nào khác thì chỉ là mạo danh ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI.
Gửi bình luận của bạn