Bệnh động kinh và một số lưu ý trong biện pháp điều trị Động kinh bằng đông y

Bệnh động kinh có nhiều phương pháp để điều trị, trong đó nhiều người ưu tiên chọn điều trị bệnh động kinh bằng đông y cần lưu ý một số điều kiêng khem cụ thể.

Ngày đăng: 19-05-2025

3 lượt xem

Bệnh động kinh là một rối loạn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Một số người bị động kinh chỉ đơn giản là nhìn ngây người trong vài giây trong quá trình lên cơn, trong khi những người khác đã chính thức co giật.

Ngay cả động kinh nhẹ có thể yêu cầu điều trị, bởi vì có thể nguy hiểm trong các hoạt động như lái xe hoặc bơi lội. Điều trị thường bao gồm thuốc và đôi khi phẫu thuật, thường là loại bỏ hoặc làm giảm tần suất và cường độ của các cơn động kinh. Nhiều trẻ em bị bệnh động kinh thậm chí các vấn đề cao hơn theo tuổi tác.

Triệu chứng thường gặp của bệnh động kinh

Cơn động kinh toàn thể 

Vài giờ hoặc vài ngày trước đã có 1 số dấu hiệu như cơn đau nửa đầu, cơn đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp tim, tính tình thay đổi, trầm cảm, run,...Một cơn động kinh thường xuất hiện với 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn cường: Thường bắt đầu bằng 1 tiếng kêu rồi ngã ngay xuống đất bất tỉnh, chân tay cừng đờ, lồng ngực và cơ hoành giữ yên, không thở trong vài giây, mắt thâm tím do ngạt, hàm cắn chặt, răng nghiến lại. Giai đoạn này trung bình dài 30 giây.

+ Giai đoạn giật: Người bệnh bất ngờ co giật, nhịp nhàng, cơn giật ngày càng mạnh và thưa hơn, lưỡi thè ra và dễ bị cắn môi và mặt trong má cũng có thể bị cắn chảy máu. Các cơ mặt cũng bị co giật, nước miếng tiết ra nhiều dưới dạng sủi bọt. Các cơ vòng dãn ra, vì vậy hay đái ra quần. Giai đoạn này dài 2-3 phút và kết thúc bằng 1 tiếng rên, thở sâu và thư giãn.

+ Giai đoạn hôn mê: Nằm yên, thư giãn, mất cảm giác và ý thức, mặt đỡ tím dần, có cảm tưởng là người bệnh ngủ say. Giai đoạn này dài từ 15 phút tới vài giờ. Sau đó, ý thức trở lại dần, lúc đã tỉnh đa số người bệnh vẫn có ý thức u ám, cơ thể đau nhức và không nhớ gì về cơn đã xảy ra.

+ Sau cơn: Có thể những dấu hiệu liệt, bán liệt, co cứng, mất cảm giác hoặc giảm cảm giác, nhìn kém nghe giảm, ói mửa, khó thở. Trạng thái tâm thần u ám, hay giận dữ có thể bỏ nhà ra đi và sau đó cũng không nhớ rõ sự việc gì hết.

+ Nhịp các cơn: Cơn hay xảy ra ban đêm nhiều hơn, các cơn ban ngày cũng thường hay xuất hiện buổi sáng sớm nhiều hơn. Nhịp cơn thay đổi tùy mức độ nặng nhẹ. Lúc đầu thưa, 1 năm 2-3 cơn, sau đó dày dần: hàng tháng hoặc hàng ngày, có những đợt nghỉ. Cơn dày thì người bệnh bị loạn thần.

Động kinh cơn lớn là triệu chứng động kinh thường gặp nhất

 Cơn động kinh nhỏ

Thường là loại bệnh động kinh vô căn, hay gặp ở trẻ nhỏ. Đặc điểm là có những cơn vắng, những cơn co giật hoặc những cơn vô lực. Thời gian mỗi cơn không quá 30 giây nhưng xảy ra nhiều lần trong ngày. 

+ Loại cơn vắng: Là 1 biểu hiện của bệnh động kinh vô căn. Mất ý thức chốc lát trong 15-30 giây, trong khi đó người bệnh ngừng mọi hoạt động nhưng các động tác tự động đơn giản thì vẫn còn, ví dụ như tiếp tục đi,... Người bệnh không biết và nhớ gì về cơn vắng. Cơn vắng bắt đầu và chấm dứt đột ngột, không có gì báo trước. Người bệnh không bị ngã. 

+ Loại co giật cơ: Trong 3% cơn bé thấy có những co cứng cơ từng phần với những động tác của đầu và chi trên, ít khi mất ý thức.

+ Thể vô lực: Trong 15% trường hợp người bệnh đột nhiên mất trương lực cơ, đánh rơi vật đang cầm trong tay, ngã khụy xuống trong khi ý thức vẫn tỉnh, và chỉ kéo dài 30 giây - 1 phút.

Cơn động kinh cục bộ

Không có bệh động kinh toàn thân mà chỉ có co giật, thường bắt đầu ở ngón tay cái, ngón chân cái rồi lan rộng thêm đến các vùng xung quanh. Thường ý thức vẫn còn, thời gian cơn ngắn chỉ vài phút. 

Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh và có nhiều yếu tố gia tăng bệnh động kinh như do ăn uống sinh hoạt, do tính chất công việc, do các bệnh mãn tính trong người và do cả yếu tố gia đình, một số nguyên nhân thường thấy như:

- Chấn thương đầu ảnh hưởng não bộ trong lúc sinh đẻ.

- Dị dạng mạch máu trong não.

- Di chứng tổn thương viêm, nhiễm ký sinh trùng não bộ.

- U não.

- Chấn thương sọ não.

- Di chứng sau tai biến mạch máu não.

- Và các cấu trúc bất thường khác ở não bộ. 

- Tỷ lệ 0,4 – 0,5 % dân số. Một số bệnh nhân động kinh có các biểu lộ cảm xúc, tính cách, hành vi cư xử không ổn định và các triệu chứng tâm thần.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

 Phương pháp điều trị bệnh động kinh

Về điều trị bệnh động kinh, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh động kinh như điều trị bệnh động kinh bằng Tây y và điều trị bệnh động kinh bằng Đông y

 Điều trị bệnh động kinh bằng Tây y: Điều trị bệnh động kinh bằng Tây y được chia là 2 nhóm: điều trị nội khoa và phẫu thuật động kinh.

- Điều trị nội khoa: các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh động kinh là thuốc uống. Tác dụng chính của các thuốc này là trợ tĩnh mạch, chống co giật, giảm căng thằng, kích động, lo âu, kháng viêm, giảm đau. Được chỉ định dùng cho các đợt lên cơn co cơ, co giật, sủi bọt mép cấp tính, không sử dụng lâu dài để chữa trị. Và thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng chữa tận gốc bệnh.

- Phẫu thuật động kinh: bao gồm các phương pháp: loại bỏ một phần của não bộ, làm vết mổ để khống chế một phần của não bộ, cắt đứt kết nối giữa các bán cầu, loại bỏ một nửa não,... 

Điểm hạn chế của Tây y là điều trị triệu chứng, chưa điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh nên tỷ lệ tái phát rất cao, chi phí cao, bệnh nhân bị đau, trí nhớ giảm, tăng số lượng các cơn động kinh...Việc phẫu thuật điều trị động kinh phụ thuộc rất lớn vào chuyên môn và tay nghề của bác sĩ. Một số biến chứng thường gặp: nhìn đôi, tê liệt một phần cơ thể, nhìn hình ảnh không rõ,...

ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Phòng ngừa bệnh động kinh

Người bị bệnh động kinh cần luôn duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt một cách khoa học để phòng ngừa bệnh động kinh tái phát theo hướng dẫn sau:

- Hạn chế đồ cay nóng, rượu bia, không uống cà phê.

- Ăn nhiều rau và hoa quả, không ăn nhiều đạm quá.

- Sáng ngủ dậy uống một cốc nước ấm khoảng 200ml, và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

- Hạn chế làm công việc căng thẳng, stress, giữ cho tinh thần luôn thỏa mái.

- Tập thể dục ngoài trời, với các tư thế nhẹ nhàng giúp cho tinh thần sảng khoái, tránh stress trong công việc. Tinh thần cũng rất quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh.

- Buổi tối đi ngủ sớm, không thức khuya, không xem những chương trình nhạy cảm với ánh sáng trên tivi.

Duy trì lối sống lành mạnh để hạn chế cơn động kinh tái phát

Những lưu ý đối với bệnh nhân điều trị động kinh bằng Đông y

Bệnh động kinh đã được ông cha ta điều trị hiệu quả ứng dụng các bài thuốc cổ phương của Đông y. Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh động kinh như ngũ sinh hoàn, tả thanh hoàn, thanh nhiệt trấn kinh thang gia giảm, đương quy long hội đoàn,…

Khác với các thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc từ thiên nhiên phong phú. Mỗi vị thuốc được đặc trưng bởi tính và vị. Mỗi vị thuốc lại có những khuynh hướng tác dụng khác nhau từ đó mà tạo ra công năng chữa bệnh của từng vị thuốc. Những tác động liên quan đến quá trình hấp thu phân bổ thuốc đều ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc, nhất là chế độ ăn uống, kiêng khem, cách thức uống thuốc. 

Cần lưu ý một số kiêng khem trong điều trị động kinh

Trong thời gian dùng thuốc người bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm mang tính đối lập với chiều hướng của thuốc.

1. Các thuốc thanh nhiệt, giải độc: dùng điều trị các chứng dị ứng, ban chẩn nên tránh ăn các loại hải sản như cua, cá biển, sò, ngao, nhộng, lòng trắng trứng (albumin) đây là những protein lạ, là các dị nguyên làm tăng nguy cơ dị ứng. Đông y khuyên khi dùng thuốc có kinh giới thì không nên ăn thịt gà, nhất là da gà, dễ gây phong ngứa trong khi đó kinh giới là thuốc chữa dị ứng.

2. Thuốc thanh nhiệt, an thần: không nên dùng các chất mang tính kích thích có vị cay, nóng như: rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó vì nó sẽ làm cho tà nhiệt nặng thêm.

3. Các thuốc giải cảm: cần kiêng ăn các chất chua, mặn vì thuốc có tính chất phát tán, phát hãn, giải biểu mà vị chua mặn lại có tác dụng thu liễm ngược chiều tác dụng của thuốc.

4. Thuốc ôn lý trừ hàn, thuốc tân ôn giải biểu cần mang lại sự ấm áp cho cơ thể, không nên ăn các thức ăn tanh lạnh, như cua, ốc, thịt trâu, ba ba, rau sống, rau giền, mùng tơi, vì những thức ăn này làm cho hàn tà khó giải.

5. Thuốc tiêu đạo để kích thích tiêu hóa, bổ dạ dày, kiện tỳ, tiêu thực đặc biệt là thuốc chữa bệnh cam trẻ em, kiêng ăn các thức có dầu mỡ khó tiêu. Những thức ăn này gây nê trệ, làm cho hấp thu của hệ tràng vị vốn đã kém lại càng khó khăn hơn.

6. Trong thời gian uống thuốc cũng không nên uống sữa và nước chè, (trừ một số bài thuốc cổ phương dùng lục trà làm vị), bởi dịch sắc thuốc bao gồm các chất có thành phần hóa học khác nhau tùy theo thang thuốc hoặc mục đích điều trị thường gặp là các chất glycoside, alcaloide, flavonoid, taninoid, đường, tinh bột, acid hữu cơ, các chất gôm, nhựa, pectin, các tinh dầu, vithamin và một số muối vô cơ khác. Khi dùng chung với sữa hoặc nước chè dễ tạo ra các chất phức hợp với các thành phần trong thuốc gây cản trở cho việc hấp thu, ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

Trên đây là một số kiêng kỵ cơ bản mà y học cổ truyền đã đúc kết từ thực tiễn, người dùng thuốc cần hết sức lưu ý. Tuy nhiên việc kiêng kỵ chỉ mang tính tương đối, không nên thái quá, người bệnh cần chú ý đảm bảo đủ chất cho cơ thể, đừng quên rằng chế độ dinh dưỡng tốt góp phần quan trọng hồi phục sức khỏe.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha