Ảnh hưởng của bệnh động kinh tới sức khỏe của phụ nữ

Đối với phái nữ, căn bệnh động kinh không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần còn tác động tới cuộc sống của họ hơn nhiều lần so với nam giới.

Ngày đăng: 21-04-2025

24 lượt xem

Ảnh hưởng của bệnh động kinh lên nội tiết tố phụ nữ

Nhiều nghiên cứu cho giữa nội tiết tố và các cơn động kinh ở phụ nữ có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Với người phụ nữ mắc bệnh động kinh, thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ ảnh hưởng tới tần suất và mức độ cơn động kinh.

Trong đó, estrogen là một hormone “kích thích”, có nghĩa là nó làm cho các tế bào não phát ra xung điện nhiều hơn. Progesterone ngược lại là một hormone “ức chế”, làm dịu những tế bào thần kinh. Khi nồng độ estrogen nhiều hơn progesterone có thể làm cho hệ thần kinh bị kích động và tăng cơn co giật. Vì thế, bệnh động kinh có thể trở nên trầm trọng hơn khi hormone của người phụ nữ thay đổi, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt.

Ngược lại, bệnh động kinh cũng có thể gây rối loạn nội tiết tố, làm tăng cấp tính nồng độ prolactin và hormon kích thích nang trứng từ đó gây tăng nguy cơ mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc vô sinh ở phụ nữ trưởng thành.

Bệnh động kinh ở phụ nữ có liên quan đến nội tiết tố

Tác động của bệnh động kinh lên trẻ em nữ ở tuổi dậy thì

Khi bước vào tuổi dậy thì, các bạn nữ bắt đầu với những thay đổi về nội tiết, tâm lý, thể chất, và căn bệnh động kinh càng làm gia tăng những khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Đây là độ tuổi mà các bạn nữ dễ bị cô lập hoặc cảm thấy tự ti, xấu hổ với căn bệnh của chính mình. Sự bốc đồng, nổi loạn ở giai đoạn này cũng là nguyên nhân khiến trẻ bỏ thuốc, không kiên trì điều trị và làm cơn co giật tái phát nhiều hơn.

Cơn động kinh ở phụ nữ tăng lên khi đến chu kỳ kinh nguyệt

Khoảng 30% phụ nữ mắc bệnh động kinh nhận thấy tần số cơn động kinh bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt. Co giật thường xuất hiện ngay trước, trong chu kỳ, hoặc thời điểm rụng trứng khi nồng độ hormone thay đổi. Dạng động kinh này còn được gọi là động kinh Catamenial hay động kinh có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi bước vào tuổi mãn kinh, cơn co giật do động kinh catamenial có thể dứt hẳn ở nhiều phụ nữ.

Nếu người bệnh nghi ngờ bị động kinh liên quan đến kinh nguyệt, nên ghi chép lại từng chu kỳ và các yếu tố ảnh hưởng khác như quên uống thuốc, mất ngủ, stress hay bị bệnh… Bằng cách chia sẻ những thông tin này với bác sĩ, sử dụng thêm một loại thuốc chống động kinh khác khoảng 1 tuần trước và trong những ngày đầu tiên của chu kỳ, các cơn co giật có thể được kiểm soát.

Cơn động kinh gia tăng ở phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt

Ảnh hưởng của bệnh động kinh tới hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một tình trạng nội tiết tố phổ biến khiến trứng từ buồng trứng không phát triển đúng cách. Trứng thường rụng mỗi tháng trong thời kỳ rụng trứng. Đối với phụ nữ mắc PCOS, trứng không được rụng theo cách thông thường mà tồn tại trong buồng trứng hình thành các u nang không gây hại. 

Phụ nữ bị động kinh có nguy cơ cao mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Nó cũng có thể phổ biến hơn ở những phụ nữ dùng một số thuốc chống động kinh nhất định như natri valproate hoặc những người tăng cân, đây có thể là tác dụng phụ của một số thuốc chống động kinh. Đối với những người phụ nữ mắc bệnh động kinh, bạn nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với thuốc chống động kinh của mình.

Ảnh hưởng của bệnh động kinh tới quá trình mang thai

Đối với hầu hết phụ nữ mắc bệnh động kinh, cơn co giật không tăng lên khi mang thai. Tuy nhiên, căng thẳng về thể chất và tinh thần liên quan đến việc mang thai có thể ảnh hưởng đến cơn động kinh của bạn, nguyên nhân có thể là do thói quen ngủ thay đổi và các vấn đề về hấp thu thuốc. Những thay đổi về trọng lượng cơ thể, hormone và quá trình trao đổi chất cũng có thể ảnh hưởng đến ngưỡng co giật và hiệu quả của thuốc chống động kinh.

Bác sĩ của bạn có thể lo ngại về những vấn đề này vì điều quan trọng là phải kiểm soát cơn động kinh tốt nhất có thể và sử dụng thuốc chống động kinh an toàn nhất trước khi mang thai. Nếu bạn bị động kinh, những rủi ro liên quan đến việc mang thai không có nghĩa là bạn không thể sinh con. Để tăng cơ hội mang thai khỏe mạnh, bạn nên lên kế hoạch trước với sự tư vấn của nhóm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là bác sĩ thần kinh.

Nếu bạn mang thai ngoài ý muốn, hãy tham khảo ý kiến ​​của nhóm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe của bạn càng sớm càng tốt để được tư vấn. Khi lên kế hoạch mang thai, điều đầu tiên bạn nên làm là sắp xếp một cuộc tư vấn với bác sĩ thần kinh. Trong cuộc hẹn này, bác sĩ có thể muốn xem xét các câu hỏi sau:

- Bạn có chẩn đoán bệnh động kinh chính xác không?

- Cơn động kinh của bạn có được quản lý hiệu quả không?

- Bạn có đang dùng liều thuốc thấp nhất có thể để kiểm soát cơn động kinh của mình không?

- Bạn có thể trải nghiệm những thay đổi trong hoạt động co giật của mình không?

- Thuốc của bạn có cần thay đổi trước khi thụ thai không?

- Bạn có cần hỗ trợ thêm về bệnh động kinh khi mang thai không?

Khi lập kế hoạch mang thai, điều quan trọng là không ngừng dùng thuốc chống động kinh mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Bác sĩ có thể khuyến khích bạn thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc chống động kinh trước khi bạn cố gắng thụ thai, vì một số loại thuốc an toàn hơn cho thai nhi so với những loại khác. Bác sĩ cũng có thể khuyến khích bạn bổ sung axit folic trước khi cố gắng thụ thai. Điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh ở phụ nữ mắc bệnh động kinh.

Trước khi mang thai, phụ nữ mắc bệnh động kinh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ

Bệnh động kinh và khả năng quan hệ tình dục ở phụ nữ

Một trong những tác hại phổ biến nhất của bệnh động kinh là làm giảm ham muốn tính dục ở cả hai giới. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào dạng động kinh, khả năng kiểm soát cơn và độ tuổi của người bệnh. Theo số liệu thống kê có khoảng 50% người bệnh động kinh có tình trạng ít hứng thú với quan hệ tình dục, tỷ lệ này tăng cao hơn nhiều khi người bệnh ở độ tuổi vị thành niên (18 tuổi trở lên).

Ngoài ra, đa phần các thuốc chống co giật đều có tác dụng phụ làm giảm ham muốn tình dục, gây mệt mỏi, giảm khả năng bôi trơn âm đạo khiến nữ giới khó đạt được khoái cảm khi quan hệ, thậm chí còn sinh ra tâm lý sợ hãi.

Phụ nữ bị động kinh sinh con bình thường được không?

Mặc dù động kinh rất nguy hiểm, có thể gây nhiều bất lợi cho cuộc sống của người bệnh, nhưng động kinh không cướp đi cơ hội được làm mẹ của phụ nữ. Thực tế, tỷ lệ di truyền từ mẹ sang con là rất thấp chỉ chiếm khoảng 4 – 8%, đồng thời hầu hết chị em đều có thể sinh con khỏe mạnh nếu giữ được tâm lý vui vẻ, thoải mái, có kế hoạch chăm sóc, theo dõi sức khỏe tỉ mỉ trong suốt quá trình mang thai, sinh nở.

Bạn nên thường xuyên tái khám định kỳ, duy trì sử dụng thuốc đều đặn ở mức liều an toàn để vừa kiểm soát cơn, vừa giảm tác dụng phụ tới thai nhi. Kết hợp bổ sung acid folic đầy đủ sẽ giúp hạn chế một số khuyết tật bẩm sinh và giúp trẻ phát triển bình thường.

Mặc dù thuốc kháng động kinh có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật cho thai nhi ở phụ nữ mắc bệnh động kinh đang mang thai, tuy nhiên, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, bởi nếu không uống thuốc thì người mẹ có thể lên cơn co giật và gây nguy hiểm cho em bé, dễ dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. 

Cách giúp phụ nữ hạn chế cơn co giật, động kinh tái phát

Nữ giới tuổi dậy thì

- Tránh những hoạt động có thể gây kích thích cơn co giật xuất hiện, chẳng hạn như xem tivi, máy tính, điện thoại nhiều…

- Cần cẩn thận hơn khi đến chu kỳ kinh nguyệt: Tăng cường thực phẩm có nhiều chất béo, protein, sắt, đồng thời hạn chế tinh bột, đường vừa giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể khi bị mất máu vừa giúp ổn định hệ thần kinh, giảm cơn co giật.

- Hạn chế tự lái xe một mình để tránh bị tai nạn khi cơn co giật xảy đến bất ngờ.

Duy trì sử dụng thuốc đều đặn, tránh bỏ dở thuốc giữa chừng. Do vậy, bạn nên tuân thủ sử dụng thuốc chống động kinh theo đúng chỉ định, không được tự ý tăng giảm liều, ngưng bỏ thuốc đột ngột, đồng thời theo dõi những biểu hiện bất thường để có hướng xử lý kịp thời.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha