Bệnh động kinh gây ra do hoạt động của não bị thay đổi, gây ra những con co giật hoặc thay đổi hành vi, việc nhận diện các cơn co giật giúp việc điều trị dễ dàng hơn.
Ngày đăng: 23-03-2025
21 lượt xem
Theo dõi các cơn co giật giúp chẩn đoán các thể động kinh
Bệnh động kinh là một căn bệnh mạn tính có nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng điển hình là sự lặp đi lặp lại của các cơn co giật. Động kinh là những cơn ngắn, định hình, đột khởi, có khuynh hướng chu kỳ và tái phát do sự phóng điện đột ngột quá mức từ vỏ não hoặc qua vỏ não của những nhóm nơron, gây rối loạn chức năng của thần kinh trung ương (cơn vận động, cảm giác, giác quan, thực vật), điện não đồ ghi được các đợt sóng kịch phát.
Biểu hiện dễ gặp nhất là các cơn co cứng co giật toàn thân, sùi bọt mép, bất tỉnh do các cơn phóng điện quá mức lặp đi lặp lại của tế bào thần kinh não bộ. Bệnh động kinh có nhiều thể khác nhau, mỗi thể lại có những đặc điểm riêng biệt về mức độ, vị trí, thời gian, tần suất… các cơn co giật. Việc theo dõi và ghi chép lại chi tiết những gì diễn ra trong cơn co giật sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán chính xác từng chi tiết của từng dạng bệnh động kinh.
Việc theo dõi các cơn co giật giúp xác định các thể động kinh và cách điều trị
Chẳng hạn như động kinh mất ý thức bệnh nhân đang bình thường bỗng nhiên dừng mọi hoạt động, nhìn chằm chằm về phía trước, không ty thức được xung quanh, khoảng vài phút sau sẽ trở lại bình thường và không nhớ những gì xảy ra. Nếu không quan sát và ghi chép cẩn thận thì những triệu chứng này rất dễ bị bỏ qua.
Hay như dạng động kinh rung giật cơ (myoclonic), cơn giật cơ chỉ xảy trong một thời gian ngắn ở một bộ phận cơ thể chẳng hạn như tay hoặc chân như đang múa giật.
Chuẩn đoán phân biệt các cơn co giật ở bệnh nhân động kinh
Chẩn đoán các cơn co giật ở bệnh nhân động kinh phải xác định phải dựa vào lâm sàng (dựa vào thầy thuốc, nhân viên y tế mô tả, chứng kiến cơn) kết hợp với biến đổi điện não đồ, chú ý không chẩn đoán động kinh nếu lâm sàng không có cơn. Việc chẩn đoán tuân theo trình tự ba bước sau:
- Xác định các cơn này là cơn động kinh
- Phân loại các loại cơn co giật
- Xác định nguyên nhân nếu có thể.
Một số cơn co giật thường bị nhầm lẫn với bệnh động kinh
Cơn co giật phân ly
- Xảy ra ở người trẻ tuổi, có nhân cách yếu (thường là nữ với hoạt động cảm xúc tăng do hoạt động lý trí suy yếu, tính ám thị tăng).
- Cơn xảy ra có tác động của sang chấn tâm lý hay hoàn cảnh ám thị (có sự chú ý của người xung quanh).
- Bệnh nhân có ý thức tránh né nguy hiểm, chọn chỗ ngã, không có thương tích cơ thể.
Cơn co giật trong hạ đường huyết
- Do dùng insulin liều quá cao.
- Do tổn thương các tuyến nội tiết, tuyến tuỵ, … có vai trò điều hoà Glucose máu.
- Lâm sàng: Cảm giác cồn cào, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, mệt mỏi. Có thể co giật toàn thân hay nửa người. Triệu chứng thần kinh thực vật: Da tái nhợt, vã mồ hôi, thở nhanh nông, mạch nhanh… Thường được điều trị bằng cách uống, truyền glucose sẽ có hiệu quả ngay nếu điều trị kịp thời.
Cơn co giật do hạ đường huyết thường bị nhầm lẫn với bệnh động kinh
Co giật do hạ canxi máu
- Là tình trạng tăng kích thích thần kinh cơ do hạ canxi máu.
- Thường gặp ở những trẻ em bị còi xương, người bị thiểu năng giáp trạng, tình trạng kiềm máu.
- Lâm sàng: Co giật toàn thân, bệnh nhân ở tư thế tay gấp lại, chân duỗi cong,…Điều trị: Dùng chế phẩm canxi sẽ có hiệu quả.
Co giật do sốt cao
- Thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
- Sốt cao trên 390C, nhất là sốt đột ngột.
- Thường là cơn co giật toàn thân.
- Có thể có rối loạn ý thức kiểu sảng: trẻ hoảng hốt, mắt nhìn ngơ ngác sợ hãi, nói ú ớ, ôm chặt lấy bố mẹ.
- Không thấy dấu hiệu của các bệnh thực tổn khác (nếu nghi ngờ bệnh thực tổn cần chọc dò dịch não tuỷ, chụp CT Scan, MRI…).
- Xử trí hạ sốt bằng chườm lạnh, thuốc hạ nhiệt sẽ có hiệu quả.
Trẻ bị sốt cao co giật thường bị nhầm lẫn với bệnh động kinh
Cơn sản giật ở phụ nữ mang thai
Có thể xảy ra bất kỳ lúc nào sau khi có thai 20 tuần và đến tận sáu tháng sau sinh. Thường gặp ở người con so, đa thai, cao huyết áp mạn tính, đái tháo đường, các rối loạn tự miễn. Nguyên nhân chưa rõ ràng, có thể là nguyên nhân miễn dịch.
Một số nguyên nhân khác có thể gây co giật
- Dừng đột ngột các thuốc chống trầm cảm, thuốc bình thản (ở các bệnh nhân đang dùng liều cao, kéo dài).
- Thiếu Vitamin B6…
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Nhận biết dạng cơn co giật giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp
Mỗi thuốc chống động kinh chỉ có tác dụng với một số thể động kinh nhất định. Nếu sử dụng loại thuốc không thích hợp thì hiệu quả điều trị sẽ giảm đi rất nhiều. Do đó, việc theo dõi và ghi chép đặc điểm của cơn co giật và nhận biết dạng động kinh sẽ giúp ích rất lớn cho các bác sĩ trong việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh động kinh cho người bệnh.
Việc theo dõi tần suất và mức độ của các cơn co giật sẽ giúp đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu sau khi sử dụng thuốc chống động kinh trong một thời gian dài số lượng và mức độ các cơn co giật không giảm đi thì người bệnh có thể nói chuyện với bác sĩ để cân nhắc phương pháp khác thích hợp hơn.
Các lưu ý khi có cơn co giật ở người bệnh động kinh
- Bệnh nhân động kinh có thể dẫn đến giảm sút trí tuệ do tổn thương não bộ và ảnh hưởng các trung khu thần kinh cao cấp.
- Chú ý tầm soát các bệnh lý thực thể kèm theo (u não, viêm não, bất thường cấu túc não bẩm sinh,...).
- Cần phải hướng dẫn và giúp bệnh nhân tránh các yếu tố nguy cơ xuất hiện cơn co giật như sốt, nhiễm trùng, rối loạn cảm xúc, xung đột gia đình, làm việc quá sức, căng thẳng, lo âu mất ngủ, uống rượu, hút thuốc lá, v.v...
- Người thân cần bảo quản thuốc, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng theo đơn, không tự ý bỏ thuốc hay tăng liều.
- Lưu ý khi sử dụng thuốc chống động kinh phải tính đến các yếu tố an toàn, hiệu quả, hợp lý, khả năng kinh tế của người bệnh và gia đình vì thời gian thuốc uống kéo dài nhiều năm. Bác sĩ điều trị phải thông báo kĩ cho người thân và người bệnh. Thường xuyên kiểm tra định kỳ các chức năng gan, thận.
- Lưu ý các khuyến cáo tác động của thuốc động kinh trong quá trình hình thành và phát triển thai nhi đối với phụ nữ bị động kinh ở độ tuổi mang thai hoặc đang có thai.
- Thời gian điều trị kéo dài. Khi không còn cơn co giật phải duy trì liều đang dùng trong thời gian 2 năm hoặc có thể lâu hơn, sau thời gian này có thể thử giảm liều lượng dần dần nếu không xuất hiện cơn co giật.
Xử lý các tình huống khi người bệnh động kinh lên cơn co giật
- Giữ đầu nghiêng sang một bên đồng thời nới lỏng quần áo người bệnh, giữ tư thế người bệnh thoải mái, không cố định quá chặt.
- Không vắt nước chanh nhỏ vào miệng bệnh nhân vì không có tác dụng cắt cơn và nước chanh sẽ chảy vào khí quản gây sặc, khó thở.
- Theo dõi bệnh liên tục, ngay sau khi người bệnh ra khỏi cơn co giật vì lúc này người bệnh chưa tỉnh hẳn dễ có hành vi vô ý gây nguy hiểm
- Nếu cơn co giật xảy ra liên tục phải điều trị cấp cứu tại các bệnh viện có chuyên khoa và đầy đủ trang thiết bị cấp cứu.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
Gửi bình luận của bạn