Vì sao bệnh động kinh có thể gây đột tử cho người bệnh

Tình trạng đột tử (SUDEP) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh động kinh. Vậy tại sao người bệnh động kinh có nguy cơ bị đột tử?

Ngày đăng: 17-04-2025

5 lượt xem

Đột tử ở người bệnh động kinh (SUDEP) là gì?

SUDEP là tình trạng người bệnh động kinh bị đột tử và đột ngột tử vong mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến các chấn thương hay tai nạn, đuối nước. Tình trạng này ít thấy ở những người mới được chẩn đoán mắc bệnh động kinh nhưng lại tăng cao ở trường hợp mắc bệnh lâu năm, có nhiều cơn co giật khó kiểm soát.

Nguyên nhân chính xác gây nên các cơn đột tử trong bệnh động kinh chưa thực sự được hiểu rõ. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng tình trạng rối loạn điện não có thể ảnh hưởng tới nhịp tim và khả năng hô hấp của người bệnh khiến họ bất ngờ ngừng thở, ngừng tim sau đó tử vong.

Tuy chưa thể xác định nguyên nhân gây những cái chết mang tên SUDEP, nhưng các nhà khoa học nhận định rằng, những người có các đặc điểm sau nguy cơ tử vong do bệnh động kinh sẽ cao hơn người bệnh động kinh khác.

- Người bệnh có nhiều cơn co giật với mức độ nghiêm trọng trong thời gian dài.

- Không tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ.

- Độ tuổi thanh thiếu niên, giai đoạn dậy thì và nam giới có tỷ lệ đột tử cao hơn so với người bệnh động kinh khác.

- Cơn co giật, động kinh thường xảy ra khi ngủ.

- Một số người bệnh động kinh có đột biến gen tăng tính nhạy cảm với loạn nhịp tim.

- Thuốc chống động kinh như lamotrigine và carbamazepine, có thể làm tăng nguy cơ SUDEP. 

Đột tử trong bệnh động kinh là tình trạng nguy hiểm nhất của bệnh động kinh

Vì sao bệnh động kinh có thể gây đột tử?

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về nguyên nhân gây đột tử ở người bệnh động kinh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, tình trạng rối loạn hoạt động điện não trong cơn co giật, động kinh có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, khả năng hô hấp, khiến người bệnh ngừng thở, ngừng tim và dẫn đến tử vong. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác gây tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh động kinh bao gồm:

- Không tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, tự ý tăng, giảm liều hoặc ngưng, bỏ thuốc đột ngột.

- Cơn co giật tái phát nhiều lần với mức độ nghiêm trọng, trong thời gian dài.

- Độ tuổi thanh thiếu niên, giai đoạn tuổi dậy thì và nam giới có tỷ lệ đột tử cao hơn so với người bệnh động kinh khác.

- Một số người bệnh động kinh có đột biến gen liên quan đến tính nhạy cảm của tình trạng loạn nhịp tim.

- Thuốc chống động kinh như lamotrigine và carbamazepine, có thể làm tăng nguy cơ gặp tình trạng SUDEP.

- Người bệnh động kinh kháng thuốc có nguy cơ đột tử cao hơn.

Có một số yếu tố có thể gây ra đột tử trong bệnh động kinh

Hai tình trạng có thể khiến người bệnh động kinh tử vong

Trong một cơn động kinh, nhiều tế bào thần kinh phát ra tín hiệu cùng một lúc, nhanh hơn nhiều so với bình thường. Sự gia tăng hoạt động điện quá mức này gây ra các chuyển động, cảm giác, cảm xúc và hành vi bất thường ở người bệnh. Thậm chí, người bệnh có thể bị mất nhận thức.

Tần suất co giật rất khác nhau ở mỗi người. Số khác có thể có các dấu hiệu đơn giản như dừng việc đang làm, mất nhận thức trong một thời gian ngắn hoặc nhìn chằm chằm vào khoảng không trong một khoảng thời gian ngắn.

Bất kỳ cơn co giật nào kéo dài hơn 5 phút nên được xử lý như một trạng thái động kinh, 5 phút co giật là thời gian đủ dài để làm tổn thương các tế bào thần kinh và các cơn co giật khó có thể tự chấm dứt. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 20% nếu không được điều trị ngay lập tức.

Đột tử không rõ nguyên nhân trong bệnh động kinh: 

Những người bị động kinh có nguy cơ đột tử cao hơn dù chưa có lý do rõ ràng. Trong một số trường hợp, nguy cơ này có thể cao hơn người khác tùy thuộc vào một số yếu tố. Ví dụ, những người bị co giật khó kiểm soát sẽ có xu hướng bị đột tử không rõ nguyên nhân cao hơn.

Đột tử không rõ nguyên nhân trong bệnh động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân có thể liên quan đến chức năng tim và hô hấp bất thường do bất thường gen (những nguyên nhân gây ra chứng động kinh và cũng ảnh hưởng đến chức năng tim). Để giảm nguy cơ đột tử, người bệnh nên cẩn thận tuân thủ chỉ định thuốc chống động kinh của bác sĩ.

Cần làm gì nếu xảy ra một cơn động kinh?

Những điều không nên làm khi người gặp bệnh nhân 

- Không nắm giữ (ghì, đè...) cơ thể bệnh nhân: Khi thấy bệnh nhân bị co giật, không nên dùng sức mạnh của tay mình để nắm, giữ hạn chế sự co giật của tay, chân bệnh nhân vì dễ gây nên trật khớp, gãy xương hoặc tổn thương cơ.

- Không đưa bất kỳ vật gì vào miệng bệnh nhân: Người nhà sợ bệnh nhân cắn vào lưỡi nên thường đưa đồ vật vào miệng để hạn chế cắn vào lưỡi. Nếu đồ vật quá cứng sẽ làm gãy răng hoặc nếu vật đó quá mềm sẽ gây gãy vật đó. Cả hai đều có khả năng gây tắc đường hô hấp.

- Không cho bệnh nhân uống thuốc hoặc bất kỳ nước gì khi đang co giật để tránh tắc nghẽn đường hô hấp của bệnh nhân. Không nặn chanh vào miệng bệnh nhân, cũng như không ép bệnh nhân uống thuốc hoặc uống nước cho đến khi tỉnh táo hoàn toàn. Cần biết rằng cơn động kinh chỉ kéo dài từ 1-2 phút, sau đó sẽ tự ngưng.

 ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Cách phòng ngừa nguy cơ đột tử ở người bệnh động kinh

Bước đầu tiên và quan trọng nhất để giảm nguy cơ tử vong đột ngột ở người bệnh động kinh, đó là sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và tái khám định kỳ để được đánh giá hiệu quả cũng như hiệu chỉnh liều phù hợp. Ngoài ra, người bệnh động kinh cũng nên thực hiện một số lưu ý sau để phòng ngừa nguy cơ đột tử:

- Luôn vui vẻ, thoải mái đầu óc, tránh căng thẳng, stress quá mức, bằng cách làm những điều mình thích và thường xuyên trò chuyện với người thân, bạn bè để được hỗ trợ tâm lý tốt nhất.

- Tạo thói quen ngủ đúng giờ (trước 11 giờ), đủ giấc (7 – 8 tiếng/ngày) và tránh thức quá khuya.

- Ngưng hút thuốc lá, uống rượu, bia và lạm dụng các chất kích thích (cà phê, heroin, ma túy,…)

- Tăng cường bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa protein, calci như thịt nạc, tôm, cua, cá,… kèm theo rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất phụ gia như mì tôm, pizza, xúc xích,…

- Hạn chế tiếp xúc với những nguồn sáng mạnh như màn hình tivi, máy tính, điện thoại hoặc ánh sáng nhấp nháy trên sân khấu, quán bar,…

Duy trì lối sống khoa học để hạn chế đột tử trong bệnh động kinh

Cần tuân thủ điều trị bệnh động kinh

Vấn đề chẩn đoán động kinh thường không khó với những trường hợp điển hình, trong đó kiến thức của thầy thuốc về động kinh đóng một vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán đúng và điều trị hợp lý. Nếu được chẩn đoán và điều trị đúng, 70% bệnh nhân khống chế được cơn động kinh. 

Phương pháp điều trị động kinh bằng Đông y 

Ưu điểm: 

- Điều trị từ gốc đến ngọn để biết được nguyên nhân của bệnh, từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất nhằm tránh bệnh tái phát lại nhiều lần.

- Nguyên liệu thảo dược bào chế ra thuốc đều đến từ 100% thiên nhiên nên đảm bảo lành tính, an toàn nhưng vẫn hiệu quả.

- Không gây tác dụng phụ nếu sử dụng tần suất nhiều và lâu.

- Mặc dù cần sự kiên trì của người bệnh cũng như mất nhiều thời gian nhưng kết quả nhận được hoàn toàn xứng đáng.

- Chữa bệnh không đụng chạm dao kéo nhưng vẫn hiệu quả.

Đông y rất hiệu quả trong điều trị bệnh động kinh

Theo Y học Cổ truyền, trong các tài liệu, sách xưa đã ghi chép về nhiều bài thuốc quý, lành tính nhằm giúp điều trị được bách bệnh, trong đó có bệnh động kinh. Đã qua nhiều thế hệ kiểm chứng, người mắc chứng động kinh khi sử dụng Đông y hoàn toàn có thể chữa được tình trạng giật kinh phong hay các cơn co giật.

Do đó, nếu bị động kinh thì lựa chọn điều trị động kinh bằng Đông y  thực sự hiệu quả. Chính vì vậy, người nhà và bệnh nhân đều hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn phương pháp này.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha