Cần lưu ý những gì khi có người thân mắc bệnh hoang tưởng?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn nên lưu ý những gì khi có người thân mắc bệnh hoang tưởng.

Ngày đăng: 22-06-2022

466 lượt xem

Bệnh hoang tưởng là gì?

Bệnh hoang tưởng còn được gọi là bệnh tâm thần hoang tưởng hay thần kinh hoang tưởng. Bệnh có tên tiếng Anh là Paranoid Personality Disorder.

Theo cách suy nghĩ của người bệnh, nhiều chuyện không có thật nhưng họ lại cho là hoàn toàn đúng. Sự sai lệch này của bệnh nhân nặng nề đến mức bạn không thể giải thích bằng lý lẽ hay chứng minh bằng chứng cứ được.

Quá trình hình thành chứng hoang tưởng rất phức tạp, liên quan mật thiết với các chứngrối loạn tâm thần. Hoang tưởng thường kéo dài và làm biến đổi nhân cách của bệnh nhân, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động tâm thần khác.

Bệnh hoang tưởng cần phải được điều trị, tốt nhất là hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời. Mức độ bệnh, thể trạng của bệnh nhân cùng phương pháp điều trị của bác sĩ sẽ quyết định thời gian điều trị ngắn hay dài. Cần lưu ý thêm rằng việc điều trị sẽ đạt được hiệu quả cao hơn khi người bệnh nhận thức được vấn đề mà mình đang gặp phải và sẵn sàng đối diện với nó.

Bạn có thể gặp phải một số dạng hoang tưởng phổ biến như:

- Hoang tưởng ghen tuông.

- Hoang tưởng tự cao.

- Hoang tưởng bị hại.

- Hoang tưởng do rượu.

Hoang tưởng là bệnh lý tâm thần khá phổ biến trong cuộc sống

Nguyên nhân gây ra bệnh hoang tưởng

Nguyên nhân gây ra bệnh hoang tưởng có thể xuất phát từ định kiến hay ám ảnh, từ ảo giác hay là hiện tượng duy nhất của một bệnh loạn thần còn sót lại (hoang tưởng di chứng).

Hoang tưởng cũng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau như: tâm thần phân liệt,loạn thần cấp tính, các rối loạn cảm xúc(trầm cảm, hưng cảm) có triệu chứng loạn thần, loạn thần thực tổn...

Sự hình thành và tiến triển của bệnh hoang tưởng:

Hoang tưởng suy đoán: thường kéo dài và làm biến đổi sâu sắc nhân cách của người bệnh, ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động tâm thần khác.

Hoang tưởng kết tinh: hoang tưởng hình thành và ngày càng được củng cố thành hệ thống vững vàng, cố định.

Tri giác hoang tưởng: người bệnh nhìn thấy những sự vật, những người xung quanh có một cái gì đặc biệt khác thường liên quan đến số phận họ.

Suy đoán hoang tưởng: dần dần người bệnh tìm thấy cái gì đặc biệt khác thường đó có ý nghĩa ngày càng rõ ràng và giải thích nó theo suy đoán của mình.

Hoang tưởng tan biến: hoang tưởng có thể biến đi một cách tự phát hay do điều trị hoặc tan rã trong trí tuệ sa sút.

Khí sắc hoang tưởng: người bệnh lo lắng, chờ đợi một cái gì bất thường sẽ đến với mình, một mối nguy hiểm đang đe doạ tính mạng và cuộc đời họ, mà họ không tự giải thích được.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Tìm hiểu về bệnh hoang tưởng khi có người thân mắc phải căn bệnh này

Khi chúng ta có ít thông tin về bệnh, hoặc chỉ nghe thông tin từ một phía thì thường sẽ có những đánh giá tiêu cực, hay phòng vệ thái quá. Do đó, hãy cố gắng tìm hiểu thêm các thông tin y khoa, khoa học về bệnh hoang tưởng. Điều này sẽ giúp bạn phần nào có cái nhìn thông cảm hơn với người bệnh.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu chính xác về loại hoang tưởng mà người thân của mình đang mắc phải để hỗ trợ người đó một cách tốt nhất. Để biết người thân của bạn đang mắc loại hoang tưởng nào.

Chú ý đến cảm xúc của người bệnh hoang tưởng

Người mắc rối loạn ảo tưởng và hoang tưởng có thể rất khó hiểu. Điều gì là hợp lý với chúng ta có thể không hợp lý với người bị hoang tưởng. Chính vì vậy, bạn nên cố gắng bình tĩnh tránh tranh luận về các quan điểm hoặc về tính thực tế của các ảo tưởng của người bệnh.

Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến cảm xúc và niềm tin vào thế giới quan của người bệnh. Nếu bạn cố gắng tranh luận về tính thực tế hoặc logic, người đó sẽ thu nhỏ thế giới quan của họ, không chia sẻ các quan điểm niềm tin cho bạn. Điều này không chỉ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn mà còn làm mối quan hệ giữa bạn và người bệnh ngày càng xa cách.

Thảo luận về các ảo tưởng của người bệnh hoang tưởng.

Như đã đề cập ở trên, chúng ta không nên tranh luận về tính thực tế, logic của các ảo giác cả người bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể tâm sự về các ảo giác đó của bệnh nhân hoang tưởng như:

- Điều gì làm bạn thấy, nghe những ảo giác đó?

- Những ảo giác đó tác động đến bạn như thế nào?

- Bạn có cần giúp đỡ gì không?  

- Có cách nào làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn khi những ảo giác đó xuất hiện không?

- Có cách nào làm hạn chế sự xuất hiện của các ảo giác hay các yếu tố kích thích khiến ảo giác xuất hiện không? 

Như vậy, bạn có thể hiểu được các yếu tố kích thích gây ra ảo giác đó. Điều này sẽ rất có ích cho việc điều trị. Thay vì chỉ trích, phê phán đúng sai, bạn hãy thử cố gắng tập trung vào việc an ủi người bệnh hoang tưởng, hỗ trợ theo những cách mà bạn có thể, hoặc đôi khi chỉ cần lắng nghe một cách không phán xét.

Thay vì tranh luận hãy tập trung an ủi và chia sẻ cùng người bệnh

Quan tâm đến người bệnh hoang tưởng

Người mắc rối loạn hoang tưởng khá nhạy cảm và dễ bị các cảm xúc tiêu cực chi phối. Do đó, nếu bạn quan tâm đến họ, hãy nói thẳng ra. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy bớt đơn độc.

Nếu bạn cảm thấy họ đang quá stress hoặc tình trạng bệnh có vẻ trầm trọng hơn, bạn có thể gợi ý họ đến một bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tốt nhất.

Để hỗ trợ người bệnh một cách tốt nhất, bạn có thể tham khảo thêm một số vấn đề như:

- Cách chăm sóc người bệnh hoang tưởng

- Bị bệnh hoang tưởng nên ăn gì?

- Bị bệnh hoang tưởng không nên ăn gì?

Đồng hành với họ trong quá trình trị liệu

Người mắc bệnh hoang tưởng thường có tính phòng bị khá cao. Rất khó để họ chia sẻ với một người lạ về quan điểm của mình. Do đó, nếu bạn là người thân, có mối quan hệ tốt với người bệnh, bạn có thể là người kết nối giúp bác sĩ điều trị, chuyên gia tâm lý đến gần hơn với thế giới quan của người bệnh.

Khi bạn cảm thấy sự kết nối này đã trở nên tốt hơn, bạn có thể để họ có những buổi tâm sự riêng với chuyên gia trị liệu. Chiến lược này không chỉ hỗ trợ người đó trong sự phục hồi của chính người bệnh mà còn cho họ không gian riêng để có thể tự điều chỉnh bản thân trong suốt quá trình điều chỉnh.

Tránh thể hiện cảm xúc thất vọng, tiêu cực với người đó

Điều quan trọng cần nhớ là họ là người bệnh và cần được quan tâm, bao dung. Nói thì dễ nhưng thực chất đây là điều vô cùng khó khăn. Đặc biệt là nếu các ảo tưởng của người bệnh khiến họ có mục tiêu tấn công là người thân hoặc vợ/chồng.

Đừng tuyệt vọng, hãy cố gắng thông cảm và bao dung người bệnh. Nếu bạn cảm thấy thất vọng hay tức giận với các hoang tưởng cuả người bệnh, bạn sẽ có thể làm tình hình trở nên căng thẳng hơn.

Nếu bạn nhận thấy bản thân mình nằm trong nhóm người có nguy cơ và thấy mình có các dấu hiệu của bệnh hoang tưởng thì bạn nên đi khám bác sĩ để sớm được điều trị hoặc có biện pháp phòng tránh bệnh.

Nên học cách chia sẻ với bệnh nhân mắc bệnh hoang tưởng

Những vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân hoang tưởng

Những người được giao nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân hoang tưởng cần lưu ý những điểm sau:

- Theo dõi triệu chứng của người bệnh hoang tưởng ở người bệnh xem chúng có thuyên giảm hay không?

- Có xuất hiện những ý nghĩ kì dị không?

- Có dễ kích động hay không?

- Bệnh nhân có nhận thức được bệnh của mình và có hợp tác điều trị hay không?

- Cần phát hiện ý tưởng và hành vi tự sát, đặc biệt là ở những bệnh nhân hoang tưởng nặng, hoặc trước đó có hành vi tự sát.

Bên cạnh đó còn cần theo dõi các triệu chứng khác như thái độ của nguời thân, sự quan tâm, chăm sóc, vệ sinh cá nhân của người bệnh,

Lưu ý trong việc dùng thuốc đối với người bệnh hoang tưởng

Các loại thuốc an thần kinh có thể gây rối loạn trương lực, cụ là thể bệnh nhân tự nhiên xuất hiện các cơn xoắn vặn ở cổ và lưng gây veọ cổ, vẹo người, co thắt các cơ ở hàm hoặc cứng hàm, nuốt khó, co thắt các cơ ở họng gây nói khó, nói ngọng,..

Thuốc cũng có thể khiến người bệnh trở nên đờ đẫn, vẻ mặt kém linh hoạt, run, cứng cơ, đi lại kém chậm chạp, phối hợp động tác khó khăn. Bệnh nhân có thể gặp trạng thái bồn chồn bất an do thuốc: buồn bực, khó chịu, không thể đứng hoặc ngồi lâu một tư thế, luôn luôn vận động chân tay, phải đi lại cho đỡ khó chịu.

Hạ huyết áp tư thế cũng là một tác dụng phụ thường gặp của thuốc: Khi thay đổi tư thế đột ngột người bệnh có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, đứng ngồi không vững, thậm chí có thể ngã,...

Hoa mắt chóng mặt và bồn chồn bất an là những biểu hiện rất phổ biến và có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các trạng thái này trong bài viết:

 Lưu ý về dinh dưỡng đối với bệnh nhân bị hoang tưởng

Đối với người mắc bệnh hoang tưởng, rối loạn tâm thần, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó các loại thực phẩm giàu vitamin B12 nên được bổ sung thường xuyên vì nó tham gia tạo ADN, giúp tế bào thần kinh khỏe mạnh và giữ vai trò then chốt trong việc phát triển hồng cầu.

Nên chọn những thức ăn có nhiều đạm, đường, rau (thành phần này cần nhiều vì thuốc an thần kinh có thể gây táo bón), bổ sung các vitamin bằng các hoa quả tươi, uống nhiều nước. Nếu người bệnh có tăng huyết áp, tiểu đường,... cần phải có chế đoọ ăn dành riêng cho người bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nên lưu ý trong chế độ ăn đối với bệnh nhân hoang tưởng

Để biết thêm những loại thực phẩm tốt và không tốt cho người bệnh hoang tưởng theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa,

Bên cạnh đó, người nhà phải luôn có thái độ tôn trọng, giúp đỡ, không phân biệt đối xử với bệnh nhân, lắng nghe ý kiến, thực hiện các yêu cầu, nguyện vọng của họ trong điều kiện cho phép, khi từ chối nên tìm lời lẽ phù hợp để giải thích cho nguời bệnh hiểu.

Phải tuân thủ các chỉ định của nhân viên y tế, không tự ý cho người bệnh dùng thuốc và kịp thời báo cáo những biểu hiện bất thường cả về cơ thể  và tâm lý của bệnh nhân mắc bệnh hoang tưởng.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu thuyên giảm bệnh, gia đình nên quan tâm đến việc phòng tránh bệnh hoang tưởng để giúp bệnh nhân không bị tái phát bệnh. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích được cho những gia đình đang có người thân bị mắc bệnh hoang tưởng.

CÁCH CHỮA KHỎI BỆNH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA CHÚNG TÔI

Bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt chữa ở đâu?

Nếu không may mắn bị bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt thì cũng đừng quá hoang mang. Bởi đã có ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA chúng tôi.

Với phác đồ điều trị hoàn toàn bằng thảo dược tại Việt Nam. 

Kế thừa bài thuốc gia truyền, kết hợp với thực tiễn chữa trị cho các bệnh nhân hoang tưởng/ tâm thần phân liệt qua nhiều năm. Đông y TRỊNH GIA ngày càng hoàn thiện phác đồ điều trị bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt. 

Bởi vậy, khi không may bị chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt thì ĐÔNG Y TRỊNH GIA là một lựa chọn, là nơi, địa chỉ chữa khỏi bệnh uy tín.

Bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt khỏi/ thuyên giảm từ từ theo thời gian điều trị.

Khi đã khỏi bệnh thì không cần phải uống bất cứ loại thuốc nào nữa. Cuộc sống trở lại bình thường.

HÃY LIÊN HỆ VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA NGAY BÂY GIỜ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHỮA TRỊ KHỎI BỆNH

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha