Vì sao tỷ lệ trầm cảm ở lứa tuổi học sinh tăng cao?

Áp lực từ việc học, gia đình, xã hội... đang khiến cho tỷ lệ học sinh, sinh viên mắc bệnh về rối loạn tâm thần, trầm cảm có chiều hướng gia tăng

Ngày đăng: 24-11-2019

1,215 lượt xem

1. Tỷ lệ mắc trầm cảm ở học sinh tăng cao

Một cuộc khảo sát khác chỉ ra rằng có 20,65% học sinh lớp 1 có lo âu học đường ở mức độ vừa, trong đó tình huống kiểm tra kiến thức trên lớp học là nguyên nhân lớn nhất.

Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa kỹ năng quản lý thời gian và stress trong học tập của học sinh lớp 12 cho thấy các em đều đã từng trải nghiệm stress trong học tập ở mức độ tương đối cao.

Gần 100% học sinh cho biết thường xuyên phải học tập và làm việc trong cả ngày nghỉ. Gần 20% trong số đó thường học tập và làm việc mà quên ăn, không có thời gian tập thể dục và nghỉ ngơi, thư giãn. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, tỉ lệ học sinh có các vấn đề về cảm xúc ngày càng gia tăng và là loại rối nhiễu chiếm tỉ lệ cao nhất trong các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở học sinh phổ thông.

Tỷ lệ mắc trầm cảm ở học sinh tăng cao

2. Triệu chứng trầm cảm ở học sinh

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần thường gặp, với triệu chứng đa dạng và phong phú như mất ngủ, mệt mỏi, uể oải. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm sút khả năng học tập ở học sinh.

- Cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu làm các em rầu rĩ, cáu gắt không rõ nguyên do. Đôi lúc các em cho mình là vô dụng, vì vậy muốn buông bỏ mọi việc, thậm chí xuất hiện ý nghĩ tiêu cực, chẳng hạn tự tử. Từ đó dẫn đến những rối loạn cơ thể như đau đầu, đánh trống ngực, đau cơ, ra nhiều mồ hôi, kém ăn, gầy yếu...

3. Nguyên nhân gây trầm cảm ở học sinh

Yếu tố tâm lý - xã hội

Đây là yếu tố nguy cơ đáng kể dẫn đến trầm cảm ở lứa tuổi học đường. Rối loạn trầm cảm có thể là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tâm lý - xã hội là một trong những nguyên nhân khởi phát một giai đoạn trầm cảm ở học sinh phổ biến nhất. Đây là yếu tố nguy cơ đáng kể đối với việc duy trì rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi học đường.

Áp lực học tập

Những áp lực học tập căng thẳng, đặc biệt là vào mùa thi cử cũng khiến cho các em phải chịu nhiều lo lắng, rối loạn tinh thần. Không những thầy cô giáo mà nhiều bậc cha mẹ cũng kỳ vọng quá nhiều ở trẻ, điều này cũng tạo áp lực cho các em.

Các em thường nghĩ rằng người lớn đã quá áp đặt, không có sự thấu hiểu... dẫn đến cảm giác chán sống và xử lý sự việc rất tiêu cực.

Học sinh là đối tượng dễ bị trầm cảm

Thói quen sống thiếu lành mạnh

Ngoài ra, những thói quen sống không lành mạnh, chẳng hạn như hút thuốc lá, uống rượu, không hoặc ít tập luyện thể thao hay những thói quen không tốt khi ngủ (thức quá khuya, ngủ dậy muộn), nghiện chơi điện tử ảnh hưởng đến chất lượng học tập, sức khỏe,... là một mắt xích trong vòng xoắn bệnh lý gây ra các rối loạn tâm thần.

Thiếu sự quan tâm của gia đình, bạn bè

Một sự mất mát lớn trong đời chẳng hạn như thất tình, xa gia đình, thi trượt, bỏ học, không đạt kỳ vọng của bản thân và gia đình... cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, dẫn đến các bệnh lý về tâm thần. Có thể chỉ là một giai đoạn nhưng đôi khi cũng kéo dài tùy theo ý chí và sự nỗ lực của bản thân.

Nếu các em học sinh có các triệu chứng và dấu hiệu trầm cảm, cha mẹ nên đưa các em đi khám, đừng để tương lai con em mình bị ảnh hưởng.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha