Rối loạn ám ảnh là triệu chứng bệnh tâm thần mà nhiều người mắc phải nhưng chủ quan với bệnh.
Ngày đăng: 04-04-2020
906 lượt xem
Nếu bạn bị ảnh hưởng bởi triệu chứng rối loạn ám ảnh lau dọn nhà cửa, bạn sẽ thường bị khó chịu với cảm giác ô nhiễm. Khi đó, bạn liên tục rửa hoặc lau sạch các bề mặt để làm giảm sự khó chịu đó.
Ví dụ, bạn thấy bàn tay của mình bị bẩn sau khi chạm vào tay nắm cửa hoặc lo lắng rằng vi khuẩn trên tay bạn sẽ lây lan sang người khác. Để thoát khỏi cảm giác này, bạn phải tự mình rửa tay liên tục hàng giờ đồng hồ. Điểm đặc trưng của dạng bệnh này là người bệnh rất thường xuyên dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, kể cả khi mọi thứ dường như không còn gì để dọn.
Rối loạn ám ảnh dọn dẹp là chứng bệnh nhiều người thường gặp
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng ám ảnh dạng này, bạn sẽ thường có những suy nghĩ mãnh liệt về những tai họa có thể xảy ra với bản thân hoặc những người xung quanh. Vì thế, bạn phải thường xuyên kiểm tra để chắc chắn mình và mọi người đang được an toàn. Người bệnh thường lo sợ về mọi thứ xung quanh. Họ cho rằng tai họa có thể ập đến bất cứ lúc nào.
Kiểu bệnh này thường liên quan đến những ám ảnh về điều không mong muốn xung quanh các chủ đề tình dục, tôn giáo hoặc sự xung đột. Bệnh nhân không thể kiểm soát được ý nghĩ mình trở thành nạn nhân hoặc chủ động tấn công một ai đó.
Khi mắc phải kiểu bệnh rối loạn ám ảnh này, bạn luôn cảm thấy cần phải sắp xếp mọi thứ xung quanh mình cho đến khi chúng “vừa phải”. Đôi khi, kiểu rối loạn này khiến người bệnh tự dằn vặt bản thân khi có một sự cố đáng tiếc nào đó xảy ra trong cuộc sống.
Người bệnh luôn đặt ra yêu cầu rất cao với sự ngăn nắp và tính hệ thống. Những tiêu chuẩn của họ có thể làm người sống chung cực kỳ ngột ngạt.
Rối loạn ám ảnh dạng tích trữ là một chẩn đoán khác biệt trong thống kê các rối loạn tâm thần. Người mắc bệnh này thường xuyên thu thập những vật dụng cũ như sách báo, tạp chí, quần áo, hóa đơn, túi ni lông…
Rối loạn tích trữ đồ đạc là một chứng bệnh tâm thần
Không gian sống của bệnh nhân thường chật hẹp và quá tải với rất nhiều đồ cũ. Người bệnh thường xuyên lo lắng về việc mất đồ hoặc đến một ngày nào đó mình sẽ sử dụng những món đồ mình đang tích trữ. Những người trong nhóm rối loạn ám ảnh tích trữ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn bệnh nhân ở những nhóm rối loạn ám ảnh khác.
Phương thức điều trị bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Đời sống tinh thần trong quá khứ
- Khả năng đáp ứng thuốc điều trị
- Khả năng phản ứng của bệnh nhân với phương pháp trị liệu hành vi nhận thức hoặc phòng ngừa phản ứng tiếp xúc
- Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh
- Sự hiện diện của các bệnh lý khác như trầm cảm, rối loạn tâm thần…
Nói chung, hầu hết các kiểu bệnh này đều có thể điều trị bằng phương pháp kết hợp giữa liệu pháp trị liệu hành vi nhận thức, phòng ngừa phản ứng tiếp xúc và thuốc. Song, rối loạn tích trữ là trường hợp ngoại lệ. Kiểu bệnh này không được cải thiện khi dùng thuốc nhưng nó lại có sự thay đổi tích cực khi điều trị bằng liệu pháp tâm lý.
Bệnh tâm thần, hoang tưởng hoàn toàn chữa khỏi vĩnh viễn bằng phương pháp Đông y đặc trị. Gia đình tôi đã mất nhiều năm nghiên cứu thành công phương pháp đặc trị hữu hiệu căn bệnh thế kỷ này.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức
Gửi bình luận của bạn