Rối loạn phân liệt cảm xúc có phải là dấu hiệu tâm thần

Những biểu hiện của bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc là khác nhau ở mỗi người. Do đó bệnh cho đến nay vẫn chưa được làm rõ hay có thể chẩn đoán xác định như những bệnh tâm lí khác.

Ngày đăng: 06-02-2018

2,429 lượt xem

Bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc là gì?

Rối loạn phân liệt cảm xúc là bệnh tâm lí mà người bệnh thường trải qua những đợt triệu chứng khá giống với tâm thần phân liệt như ảo giác hoặc hoang tưởng và cả triệu chứng của rối loạn cảm xúc như trầm cảm hoặc hưng cảm. 2 loại thường gặp của rối loạn phân liệt cảm xúc là:

- Loại lưỡng cực: chỉ có những triệu chứng hưng cảm, có thể có hoặc không có giai đoạn trầm cảm.

- Loại trầm cảm: chỉ có những triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Rối loạn phân liệt cảm xúc nếu không điều trị có thể dẫn đến việc giảm khả năng làm việc, học tập, gây ra sự cô đơn và nhiều phiền phức cho người bệnh. Người bị rối loạn phân liệt cảm xúc có thể cần sự giúp đỡ và động viên mỗi ngày, điều trị giúp làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Rối loạn phân liệt cảm xúc ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh

Các triệu chứng của bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

Các triệu chứng của rối loạn phân liệt cảm xúc có thể khác nhau và đa dạng ở mỗi người. Có thể bị ảo giác hay hoang tưởng cũng như các triệu chứng thuộc về cảm xúc – cả kiểu lưỡng cực và kiểu trầm cảm.

Những đợt rối loạn phân liệt cảm xúc thường có đặc điểm là sự xuất hiện các triệu chứng theo một chu trình lặp đi lặp lại và dần sẽ cải thiện với ít triệu chứng hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc tùy thuộc vào loại trầm cảm hay loại lưỡng cực, bao gồm:

Hoang tưởng: niềm tin vào những thứ không thực tế mặc dù có chứng cứ rõ ràng

- Ảo giác: ví dụ như thường xuyên nghe những giọng nói hoặc thấy những vật không có thực

- Các triệu chứng của bệnh trầm cảm như cảm thấy trống rỗng, buồn hay cảm thấy  vô dụng. Những đợt rối loạn tâm trạng như hưng cảm hoặc đột nhiên tràn đầy sức lực với những hành vi ngoài tầm kiểm soát

- Giảm khả năng giao tiếp như chỉ trả lời đúng một phần câu hỏi hoặc đưa ra câu trả lời không liên quan. Ảnh hưởng đến công việc, học tập hay các hoạt động xã hội. Không tự chăm sóc cho bản thân bao gồm cả việc tắm rửa hay bề ngoài.

Cần đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu bất ổn ở người bệnh

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ người nào đó bị rối loạn phân liệt cảm xúc hãy nhẹ nhàng nói với họ về tình trạng này. Mặc dù bạn không thể ép buộc người đó đến bác sĩ điều trị nhưng bạn có thể khuyến khích và động viên họ tìm đến các cơ sở y tế để được giúp đỡ.

Nếu người thân của bạn không thể tự ăn hay mặc quần áo, bạn có thể gọi đến các trung tâm y tế để được tư vấn, giúp đỡ và được đánh giá bệnh bởi các chuyên gia tâm lí.

Ý nghĩ và các hành vi tự sát

Thường xuyên bàn về việc muốn tự tử hay có hành vi tương tự có thể xảy ra ở người bị rối loạn phân liệt cảm xúc. Nếu người thân bạn đang ở trong tình trạng nguy hiểm này hay có ý định tự tử hãy luôn có người ở sát bên họ. Và cẩn chuẩn bị trước trong những tình huống khẩn cấp hãy gọi cấp cứu ngay. 

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha