3 đặc trưng của rối loạn nhân cách Paranoia

Đây là một rối loạn nhân cách khá đặc biệt vì nó gần với đời thường nên nhiều khi không được chú ý đến.

Ngày đăng: 07-02-2018

1,721 lượt xem

Các nét chính về mặt lâm sàng của rối loạn nhân cách Paranoia

1. Tính đa nghi và tự ái quá mức

Điều này dẫn đến việc lí giải hoàn toàn sai lệch các hành vi cử chỉ lời nói của người khác, các biểu hiện bình thường này được qui kết cho là làm nhục hay đe doạ…

Bệnh nhân luôn sống trong sự lo sợ nghi ngờ bị người khác lừa gạt từ đó dẫn đến các mối nghi ngờ đối với bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Do luôn nghi ngờ như vậy nên bệnh nhân luôn luôn ở trong tình trạng thái tâm thần “tỉnh táo cảnh giác quá mức”.

2. Sự phán đoán sai lầm khó có thể phê phán được

Sự phán đoán này dẫn đến những lí giải lệch lạc. Sự phán đoán vô lí này thường bất chấp thực tế. Bệnh nhân thường phán đoán theo một lôgíc riêng để bảo vệ quan điểm và những nghi ngờ của riêng  mình. Người ta gọi là hiện tượng logíc lệch lạc của tư duy không thể khắc phục được.

Người bị rối loạn nhân cách thường có logic không thể tranh cãi 

3. Sự tự đánh giá cao bản thân thái quá

Họ luôn chắc chắn về quyền chính đáng và tính đúng đắn trong quan điểm của họ mà họ muốn thực hiện sự chia sẻ hay áp đặt quan điểm này cho người khác. Nếu ai phản đối thì họ biểu lộ sự coi thường khinh miệt.

Họ thường có xu hướng thiên về các hoạt động biểu lộ sự quá khích như: cuồng tín, say mê chính trị hay tôn giáo, tham gia vào các giáo phái bí mật một cách kiên trì nồng nhiệt…

Tuy nhiên do lối sống cách li nên một số người có khả năng tự học rất tốt, có khả năng trí tuệ cao nên có những thành công về mặt xã hội một cách đáng kinh ngạc. Các rối loạn tâm thần của bệnh nhân thường mang tính chất khu vực tức là có khi chỉ ảnh hưởng đến một lĩnh vực nào đó trong đời sống sinh hoạt còn các mặt khác vẫn hoạt động bình thường.

Các biến chứng của rối loạn nhân cách Paranoia

 Trong cuộc đời của bệnh nhân thường hay gặp phải những biến chứng sau:

- Bệnh nhân gặp phải những vấn đề như xung đột vợ chồng, xung đột với đồng nghiệp và gặp rắc rối với chính quyền dễ dẫn đến những hành vi tấn công gây thương tích thậm trí giết người liên quan đến pháp y tâm thần.

- Bệnh nhân thường có phản ứng thái quá do ghen tuông hoang tưởng dẫn đến bạo hành nhất là khi bệnh nhân lạm dụng rượu nghiện rượu.

- Họ dễ bị trầm cảm do không đạt được những đời hỏi vô lí, đôi khi bệnh nhân tự sát  vì thất vọng hay để chứng minh cho mọi người thấy sự đúng đắn ý tưởng của mình.

Người bị rối loạn nhân cách thường dễ tự tử do bị trầm cảm

- Đôi khi rối loạn nhân cách tiến triển nặng trở thành tới mức hoang tưởng dẫn đến phải nhập viện điều trị

Tuy nhiên một số bệnh nhân khi lớn tuổi và trong điều kiện môi trường thuận lợi ít xung đột  các nét tính cách khác thường dần giảm đi nhiều và có một cuộc sống gia đình xã hội chấp nhận được.

Chính vì những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người bệnh và gia đình nên các rối loạn nhân cách này cần phải được phát hiện điều trị sớm, trả lại cho họ cuộc sống như bao người khác.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha