6 cách để đối phó với chứng hoang tưởng

Làm sao bạn có thể nhận biết chứng hoang tưởng của mình và khống chế nó? Cũng như kiểm soát được tình hình của căn bệnh này tránh biến chứng không mong muốn.

Ngày đăng: 15-02-2023

424 lượt xem

Định nghĩa đúng về “hoang tưởng”. 

Nhiều người trong chúng ta dùng thuật ngữ "hoang tưởng" khá tùy tiện. Thực ra chứng hoang tưởng trong tâm lý học bao gồm những cảm giác hành hạ dai dẳng và cường điệu về tầm quan trọng của bản thân.

Khác với sự nghi ngờ bình thường, chứng hoang tưởng không dựa trên cơ sở hợp lý nào. Nhiều bệnh lý y khoa hoặc vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể gây bệnh hoang tưởng nhưng không phổ biến.

Bạn không thể và không nên cố chẩn đoán cho mình. Nếu có biểu hiện bất cứ triệu chứng nào, bạn hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần vì chỉ có chuyên gia y khoa mới có thể chẩn đoán được các bệnh lý tâm thần

 

6 cách để đối phó với chứng hoang tưởng

Bắt đầu hành trình ra soát những suy nghĩ và cảm giác của bạn.

Ghi nhật ký sẽ giúp bạn hiểu điều gì có thể làm bạn có cảm giác hoang tưởng; đây cũng là một cách tuyệt vời để giải tỏa stress. Nhật ký cũng giúp bạn xác định tác nhân kích thích, những con người, nơi chốn và tình huống có vẻ như khơi lên chứng hoang tưởng ở bạn. Bắt đầu ghi nhật ký bằng cách chọn một nơi thoải mái và dành riêng khoảng 20 phút mỗi ngày để viết. Suy nghĩ về những tình huống mà bạn có cảm giác hoang tưởng như:

- Khi nào bạn cảm thấy hoang tưởng nhất? Ban đêm? Buổi sáng sớm? Điều gì xảy ra vào thời gian đó khiến bạn cảm thấy hoang tưởng?

- Bạn hoang tưởng khi ở bên những người nào? Có ai đó hoặc một nhóm người nào đó khiến bạn hoang tưởng hơn không? Tại sao bạn cho rằng những người đó khiến bạn hoang tưởng hơn bình thường?

- Bạn cảm thấy hoang tưởng nhất khi đang ở đâu? Có nơi nào đó khiến chứng hoang tưởng của bạn lên đến đỉnh điểm không? Điều gì ở nơi đó khiến bạn cảm thấy hoang tưởng?

- Bạn trải qua cảm giác hoang tưởng trong tình huống nào? Có phải trong các tình huống xã hội? Có điều gì xảy ra trong môi trường quanh bạn không?

Bạn nên dành thời gian để suy nghĩ về các tác nhân gây ra chứng hoang tưởng của bản thân

Đặt kế hoạch tránh hoặc bớt tiếp xúc với các tác nhân kích thích. 

Khi đã xác định được những tình huống và con người có vẻ như góp phần tạo ra chứng hoang tưởng của mình, bạn có thể lập kế hoạch bớt tiếp xúc với những tác nhân đó.

Mặc dù có thể không tránh được một số người, nơi chốn và tình huống, chẳng hạn như nơi làm việc hoặc trường học, nhưng việc nhận thức được những tác nhân gợi nên chứng hoang tưởng có thể giúp bạn hạn chế tiếp xúc với các sự việc và nhân vật mà bạn có thể tránh được. Ví dụ như, nếu con đường từ nhà đến trường gợi lên sự hoang tưởng, bạn hãy chọn một con đường khác hoặc nhờ một người bạn đi cùng.

Học cách chất vấn lối suy nghĩ hoang tưởng của bạn.

Trong trường hợp không thể tránh tác nhân kích thích nào đó, việc học cách chất vấn những suy nghĩ hoang tưởng có thể giúp bạn giảm nhẹ hoặc loại bỏ cách mà bạn cảm nhận về những con người và tình huống. Lần sau, khi thấy mình đang có ý nghĩ hoang tưởng về một con người, nơi chốn hoặc tình huống, bạn hãy tự hỏi những câu sau đây:

- Ý nghĩ đó là gì? Khi nào tôi có suy nghĩ đó? Có ai đã ở đó? Đó là khi nào? Điều gì đã xảy ra?

- Tôi đang nhận định hoặc tin chắc vào điều gì trong suy nghĩ đó? Nhận định hoặc niềm tin của tôi có thực tế không? Tại sao có và tại sao không? Nếu ý nghĩ đó là thực tế thì nó có nghĩa là gì?

- Tôi đã làm gì để đối phó với ý nghĩ đó theo cách tích cực?

Đánh lạc hướng bản thân để rời khỏi những suy nghĩ hoang tưởng.

 Nếu không thể xua đi suy nghĩ hoang tưởng bằng cách kiểm tra nội dung của nó, bạn hãy thử tự đánh lạc hướng mình. Gọi cho một người bạn, đi dạo một vòng hoặc xem một bộ phim. Tìm cách đưa tâm trí ra khỏi những suy nghĩ hoang tưởng để bạn khỏi đắm mình trong đó.

Tuy nhiên, để giải quyết những suy nghĩ đó thì chỉ riêng việc đánh lạc hướng là không đủ. Làm xao lãng là một kiểu trốn tránh, tức là bạn còn phải thực hiện các bước khác để xử lý chứng hoang tưởng của mình. 

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Tránh tự trừng phạt mình. 

Bạn có thể cảm thấy xấu hổ vì những suy nghĩ của mình, và điều đó khiến bạn khắt khe với chính mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiểu phương pháp này, hoặc “sự trừng phạt”, không đem lại hiệu quả trong việc đối phó với những suy nghĩ hoang tưởng.

Thay vì thế, bạn thử dùng cách đánh giá lại (kiểm tra quá trình suy nghĩ của bạn), dùng sự kiểm soát xã hội (tìm lời khuyên từ những người khác), hoặc dùng cách làm xao lãng như đã nói ở trên.

Bạn nên cân nhắc xem bản thân có cần sự hỗ trợ của chuyên gia về bệnh hoang tưởng

 Cân nhắc xem bạn có cần sự giúp đỡ chuyên môn không?

Bạn có thể tự kiểm soát chứng hoang tưởng nhẹ, nhưng có lẽ bạn cần sự trợ giúp chuyên môn nếu chứng hoang tưởng của bạn ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng. Nếu thường xuyên có những ý nghĩ hoang tưởng, bạn hãy cân nhắc những câu hỏi sau đây:

- Bạn có dự định hành động dựa trên những suy nghĩ độc hại tiềm ẩn không?

- Bạn có dự định làm hại bản thân bạn hoặc những người khác không?

- Bạn có suy nghĩ hoặc lập kế hoạch với mục đích làm hại ai đó không?

- Bạn có nghe thấy những tiếng nói xúi giục bạn làm hại bản thân hoặc người khác không?

- Những ý nghĩ và hành vi ám ảnh của bạn có ảnh hưởng đến gia đình và công việc của bạn không?

Nếu trả lời “có” với bất kỳ câu hỏi nào trên đây, bạn nên tìm chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt.

Xác định xem bạn có thực sự hoang tưởng hay chỉ đang lắng nghe trải nghiệm trước đây của mình

Đôi khi bạn bè và người thân của bạn quy chụp cho những suy nghĩ của bạn là “hoang tưởng” khi bạn nghi ngờ điều gì đó, nhưng việc nghi ngờ không phải lúc nào cũng là xấu. Đôi khi, các trải nghiệm trong cuộc sống đã khiến bạn nhìn một cách cư xử nào đó là sự nghi ngờ. Tâm lý nghi ngờ, chẳng hạn như nghĩ rằng ai đó có thể làm hại bạn, không nhất thiết là hoang tưởng.

Có thể đó chỉ là bạn khó lòng tin tưởng người khác. Điều này đặc biệt thường xảy ra sau một biến cố sang chấn hoặc một trải nghiệm rất tiêu cực trong cuộc đời bạn.

Hãy dành thời gian để đánh giá các phản ứng và sự nghi ngờ của bạn. Bạn có thể có những phản ứng tức thì như sợ hãi hoặc lo âu. Tốt nhất nên bình tĩnh lại và cố gắng xác định xem những phản ứng đó bắt nguồn từ đâu. Liệu bạn có cơ sở nào, chẳng hạn như một trải nghiệm trong quá khứ, có thể khơi dậy những phản ứng đó không?

 Hãy lấy một mảnh giấy và ngồi xuống ghi lại những gì đang xảy ra. Tình huống đó là gì, bạn cảm thấy thế nào về nó, những cảm giác đó mạnh đến mức nào, bạn tin vào điều gì ở tình huống đó, lòng tin đó có dựa trên sự thực nào không (hoặc ngược lại), và bạn có thể thay đổi lòng tin dựa trên những sự thực đó không??

Sự nghi ngờ thái quá đôi khi không bắt nguồn từ lý do bệnh hoang tưởng

Một số món ăn theo đông y chữa bệnh hoang tưởng cực hiệu quả.

Ngoài việc dùng thuốc, gia đình nên tham khảo một số món ăn theo bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị bệnh hoang tưởng theo từng thể bệnh.

- Thể tinh thần tổn thương: Do ức chế, tức giận, buồn bực, uất khí khiến gan rối loạn chức năng, kiềm chế lâu hóa hỏa, làm cho gan hỏa bốc lên thành viêm, tâm thần không yên.

Óc lợn hầm thiên ma: Óc lợn 1 cái, thiên ma 10g. Thiên ma rửa sạch, óc lợn lấy đi màng ngoài và tia máu, rồi rửa sạch. Tất cả bỏ vào nồi hoặc tô, đổ vào chút nước sôi, hầm cách thủy khoảng 2 giờ, cho gia vị vừa ăn. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.

Thể ăn uống thương tổn: Do ăn uống không điều độ, tổn thương tì vị, làm cho tiêu hóa bị đình trệ, gây ra viêm nhiệt, khiến gan hỏa thượng viêm, tâm thần bất yên.

Cháo bạch chỉ, phục linh, ý dĩ nhân: Bạch chỉ 10g, phục linh 30g, ý dĩ nhân 50g, vỏ quýt 1 miếng. Ý dĩ nhân ngâm nước nửa giờ; Các vị khác bỏ vào nồi, nước vừa đủ, đun sôi 30 phút, gạn nước bỏ bã, cho ý dĩ nhân vào nấu cháo. Ăn nhạt hoặc cho chút muối đều được. 10 ngày là một liệu trình.

Thể tâm tỳ thụ tổn: Suy tư mệt mỏi, thương tổn tâm tì thì huyết dần hao tổn; tì bị tổn thương thì chuyển hóa không đủ và rối loạn khiến máu thiếu và yếu. Hoặc sau khi bị bệnh, sức yếu, tâm huyết bất túc, khiến tâm thiếu dinh dưỡng, thần không giữ được ổn định. Do huyết hư nên không thể dưỡng tâm, tâm hư thì không thể dưỡng thần. Cho nên tâm thần bất an, không ngủ được yên giấc.

Cháo tấm tim lợn: Tim lợn 1 quả; tấm gạo 50g. Tim lợn rửa sạch, luộc chín, thái miếng nhỏ, ướp xì dầu, mì chính, tấm vo sạch, bỏ vào nước luộc tim, nấu cháo. Khi cháo nhừ cho tim đã chuẩn bị vào, ăn mỗi ngày 1 bữa, liền trong 7 ngày.

Món ăn từ nhãn tốt cho bệnh nhân hoang tưởng ảo giác: Long nhãn (cùi nhãn sấy khô) 10g, gạo lứt 50g.

Cách dùng: Ngâm long nhãn vào nước ấm một lúc, sau đó rửa sạch. Gạo lứt cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi gạo chín cho long nhãn vào, đun nhỏ lửa ninh nhừ, mỗi ngày ăn 2 lần. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt với người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ, ảo giác, hoang tưởng…long nhãn rất tốt cho việc điều trị hoang tưởng ảo giác

CÁCH CHỮA KHỎI BỆNH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA CHÚNG TÔI

Bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt chữa ở đâu?

Nếu không may mắn bị bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt thì cũng đừng quá hoang mang. Bởi đã có ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA chúng tôi.

Với phác đồ điều trị hoàn toàn bằng thảo dược tại Việt Nam. 

Kế thừa bài thuốc gia truyền, kết hợp với thực tiễn chữa trị cho các bệnh nhân hoang tưởng/ tâm thần phân liệt qua nhiều năm. Đông y TRỊNH GIA ngày càng hoàn thiện phác đồ điều trị bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt. 

Bởi vậy, khi không may bị chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt thì ĐÔNG Y TRỊNH GIA là một lựa chọn, là nơi, địa chỉ chữa khỏi bệnh uy tín.

Bệnh hoang tưởng/ tâm thần phân liệt khỏi/ thuyên giảm từ từ theo thời gian điều trị.

Khi đã khỏi bệnh thì không cần phải uống bất cứ loại thuốc nào nữa. Cuộc sống trở lại bình thường.

HÃY LIÊN HỆ VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA NGAY BÂY GIỜ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHỮA TRỊ KHỎI BỆNH

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha