Tin mừng cho những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần là căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị khỏi, tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan.
Ngày đăng: 26-11-2018
1,271 lượt xem
1. Bệnh tâm thần có thể điều trị được không?
Bệnh tâm thần có thể được điều trị. Điều này có nghĩa là những người mắc bệnh tâm thần, nếu được điều trị, sẽ có khả năng hồi phục, thậm chí là chữa khỏi hoàn toàn.
2. Điều trị bệnh tâm thần như thế nào?
Điều trị bệnh tâm thần là bao gồm tất cả các phương pháp khác nhau, giúp cho một người mắc bệnh tâm thần có thể giảm đi các triệu chứng của bệnh và thúc đẩy việc phục hồi.
Nhiều người có chẩn đoán mắc bệnh tâm thần tìm thấy được sự động viên và phục hồi thông qua việc tham gia vào điều trị cá nhân hoặc theo nhóm. Có rất nhiều lựa chọn điều trị khác nhau nhưng không có cách điều trị nào phù hợp với tất cả mọi người – mỗi cá nhân có thể chọn cách điều trị hoặc kết hợp các phương pháp điều trị, hỗ trợ tốt nhất.
3. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị bệnh tâm thần do các chuyên gia sức khỏe tâm thần thực hiện. Tâm lý trị liệu tìm hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi ở người bệnh, tìm cách cải thiện tâm trạng, triệu chứng của người bệnh đó.
Tâm lý trị liệu kết hợp với thuốc là cách hiệu quả nhất để thúc đẩy phục hồi. Ví dụ như: Liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp phơi nhiễm, liệu pháp hành vi biện chứng,...
Tư vấn tâm lý rất cần thiết trong điều trị bệnh tâm thần
4. Thuốc chữa bệnh tâm thần
Một số người được điều trị bằng cách sử dụng thuốc trong một thời gian dài; thậm chí có thể phải dùng liên tục cả đời. Bác sĩ cần giải thích cho người bệnh các lợi ích và tác dụng phụ của thuốc trước khi kê toa.
Nghiên cứu y học cho thấy nhiều bệnh tâm thần liên quan đến những thay đổi hóa học trong não bộ của chúng ta. Các loại thuốc giúp não phục hồi lại sự cân bằng hóa học của nó, từ đó các triệu chứng sẽ giảm đi hoặc thậm chí biến mất hoàn toàn.
5. Nhóm hỗ trợ cộng đồng
Nhóm hỗ trợ là một nhóm nơi các thành viên chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau cùng hướng tới mục tiêu phục hồi sức khỏe tâm thần. Các nhóm hỗ trợ thường bao gồm các tổ chức phi lợi nhuận, các đối tượng đã trải qua những căn bệnh tương tự.
Các chương trình hỗ trợ đặc biệt quan trọng đối với những người có triệu chứng tái phát hoặc khiếm khuyết tâm thần. Sự hỗ trợ này có thể bao gồm thông tin, chỗ ở, trợ giúp tìm kiếm công việc phù hợp, đào tạo và giáo dục, phục hồi chức năng tâm lý.
6. Lên kế hoạch tự giúp đỡ
Bệnh nhân nên biết cách kìm chế căng thẳng
Kế hoạch tự giúp đỡ là một kế hoạch do mỗi người bệnh tự đề ra dựa trên tình trạng bệnh của chính họ, nhằm thực hiện các chiến lược để thúc đẩy sự phục hồi sức khỏe tâm thần. Các kế hoạch tự giúp đỡ có thể liên quan đến việc giải quyết các vấn đề gây căng thẳng, gây khởi phát triệu chứng.
7. Người bệnh có thể tự giúp mình như thế nào?
Có rất nhiều điều mà những người mắc bệnh tâm thần có thể tự làm cho mình, để cân bằng lại cuộc sống, giúp phục hồi nhanh hơn. Ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và hoạt động thể chất thường xuyên đều là các yếu tố quan trọng để có một sức khỏe tâm thần tốt.
Tập luyện các kỹ năng giúp giải quyết căng thẳng, chán nản, tạo các mối quan hệ hoặc kiểm soát các triệu chứng của bệnh, cũng là cách mà một người mắc bệnh tâm thần có thể làm để tự hỗ trợ bản thân.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
0378 041 262
(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)
0913 82 60 68
(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)
Gửi bình luận của bạn