Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là hiện tượng xuất huyết ở mũi do các mô trong mũi bị tổn thương khiến mạch máu bị vỡ
Ngày đăng: 09-07-2020
1,230 lượt xem
Tại sao có hiện tượng chảy máu cam?
Chảy máu cam thường xảy ra do thời tiết hanh khô, không khí khô khiến màng mũi khô cứng, dễ bị kích ứng và vỡ.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam là do chấn thương, các bệnh lý về hô hấp trên như viêm mũi dị ứng, viêm xoang,... Các vấn đề hệ tim mạch cũng như huyết áp cao cũng có thể gây áp lực lên thành mũi gây chảy máu.
Chảy máu cam là tình trạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay
- Chảy máu mũi trước: Là tình trạng chảy máu ở phía trước mũi. Phần lớn các trường hợp chảy máu cam chính là chảy máu ở mũi trước, chảy máu ở mũi trước chiếm đến 90% các trường hợp chảy máu cam.
Máu chảy từ vị trí vách ngăn 2 lỗ mũi, tại đây chứa hệ thống mạch máu dày đặc và rất dễ vỡ khi gặp các chấn thương. Ở chảy máu mũi trước, lượng máu chảy ít nhưng kéo dài, thường chảy ở một bên mũi, nếu được sơ cứu và xử lý kịp thời thì máu sẽ ngừng chảy.
Tình trạng chảy máu phần trước mũi thường gặp ở những người sống nơi có khí hậu lạnh, khô hanh hoặc sử dụng điều hòa, lò sưởi trong một thời gian dài. Điều này sẽ làm cho niêm mạc mũi khô, không duy trì được độ đàn hồi và dần bị đóng vảy, nứt nẻ dẫn đến chảy máu.
- Chảy máu mũi sau: Là tình trạng máu chảy xuất phát từ các phần trong và sâu của mũi, chiếm khoảng 10% các trường hợp chảy máu cam.
Người lớn tuổi, người cao huyết áp hoặc bị chấn thương vùng mặt, mũi thường gặp phải tình trạng này. Ở trường hợp này, máu thường chảy cả 2 bên mũi, lượng máu nhiều và có thể chạy về phía sau rồi xuống cổ họng. Chảy máu phía sau mũi thường khó kiểm soát và nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể rơi vào cơn nguy kịch nếu không được phát hiện và can thiệp đúng cách.
Rất khó để nhận biết chảy máu cam xuất phát từ mũi trước hay mũi sau. Cả hai trường hợp chảy máu cam đều nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm, trong đó chảy máu ở mũi sau nguy hiểm hơn. Nếu có xuất hiện dấu hiệu chảy máu mũi, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để sơ cứu và xử lý kịp thời.
Cách sơ cứu cho người bị chảy máu mũi
Người bị chảy máu mũi nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm, do đó cần phải có những bước sơ cứu ban đầu:
- Đặt bệnh nhân ở tư thế ngồi thẳng, đầu hơi ngả về phía trước.
- Bóp chặt cánh mũi và thực hiện thở bằng miệng khoảng 10 - 15 phút đến khi máu chảy chậm hoặc ngừng chảy.
- Có thể sử dụng bông có tẩm thuốc co mạch để sâu vào vị trí chảy máu.
- Không nên ngả đầu về phía sau vì máu sẽ chảy vào cổ họng, khí quản gây nên các vấn đề về hô hấp.
- Nếu có thể thì nên khạc nhổ máu trong cổ họng và miệng ra ngoài.
Nên học cách sơ cứu đúng khi bị chảy máu cam
Mẹo chữa chảy máu cam từ các nguyên liệu trong nhà
Khi bị chảy máu cam, dùng khăn nhúng vào nước lạnh, càng lạnh càng tốt. Đặt khăn sau gáy và trán người chảy máu cam. Độ lạnh sẽ khiến hệ thần kinh co thắt các mạch máu. Cũng có thể dùng khăn đặt lên mũi để giúp đông máu nhanh hơn.
Ngoài ra, thay vì nước lạnh, người chảy máu cam có thể dùng túi đá lạnh hoặc ngâm một viêm đá lạnh. Các mạch máu gặp lạnh sẽ co lại nhanh chóng và ngăn máu tới mũi.
Giấm táo là nguyên liệu có nhiều công dụng như làm đẹp, chứa táo bón, giảm cân,... Nhiều người không biết rằng, giấm táo còn có khả năng chữa chảy máu cam. Giấm táo có khả năng làm se các thành mạch máu bị vỡ gây chảy máu.
Khi bị chảy máu cam, bạn có thể nhúng bông gòn vào một ít giấm táo. Đặt cẩn thận vào lỗ mũi. Lưu ý đặt nhẹ nhàng, không ấn mạnh gây tổn thương mũi. Để yên 5p đến khi máu ngừng chảy.
Tác dụng nằm ở hơi hành tây, cầm máu hiệu quả cho người chảy máu cam. Để ngừa chảy máu cam, bạn chuẩn bị 1 củ hành tây và khoảng 500ml nước. Cắt hành tây và đun sôi cùng nước. Khi đun, hơi nước hành tây bốc lên, hãy hít hơi nước này trong vài phút để máu nhanh đông hơn.
Cách khác có thể bạn có thể áp dụng là dùng nước ép hành tây và nhỏ vào mũi một vài giọt. Hoặc cắt lát hành tây đặt vào vùng mũi càng gần càng tốt. Làm như vậy sẽ thúc đẩy thời gian cầm máu.
Chanh là nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhằm ngừa nhiễm trùng cũng như chứa lành vết thương, chống viêm. Nếu bị chảy máu cam hoặc có dị vật khiến mũi chảy máu, chanh giúp làm lành các mạch máu bị hỏng.
Dùng một quả chanh vắt lấy nước, ngâm bông gòn vào nước cốt chanh. Đặt bông gòn vào phần lỗ mũi bị chảy máu. Axit của chanh có thể khiến bạn hơi khó chịu và xót. Hãy kiên nhẫn đợi trong 20p và lấy bông ra.
Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch, chống viêm hiệu quả. Nước muối mua hoặc tự làm ở nhà đều được, pha muối cùng 250ml nước sau đó nhỏ một vài giọt vào mũi khi máu chảy. Máu sẽ được cầm lại nhờ nước muối trị vết thương.
Ngoài ra, hằng ngày bạn cũng có thể sử dụng cách này để tạo độ ẩm cho mũi, phòng ngừa chảy máu cam. Tuy nhiên, phương pháp này không nên lạm dụng bởi có thể khiến mũi của bạn khô hơn.
Lấy một nắm lá tre đun cùng 300-500ml nước, đun sôi 15-20p bỏ bã uống. Dùng mỗi ngày 1 lần khoảng 3 ngày để chữa chảy máu cam.
Cây tầm ma là một loại dược liệu có nhiều công dụng. Sử dụng khoảng 45g tầm ma khô bỏ vào cốc nước sôi. Ngâm 3p và lọc bã tầm ma. Nhúng bông gòn vào nước và đặt vào lỗ mũi để cầm máu.
Ngó sen rất tốt cho người bị chảy máu cam
Bài thuốc dùng ngó sen
Chuẩn bị 40g ngó sen, 1 móng giò lợn. Ninh nhừ ngó sen cùng móng giò ăn 1 lần trong ngày. Ăn cách nhau 2 ngày khoảng 2 tuần để thanh nhiệt cơ thể, giảm chảy máu cam. Đây là bài thuốc đơn giản, dễ làm, phù hợp với trẻ nhỏ.
Bài thuốc dùng lá sen
Dùng 50g lá sen tươi hoặc 20g lá sen khô sắc uống. Bạn cũng có thể sao cháy lá sen để đạt hiệu quả chữa bệnh cao hơn.
Đây là bài thuốc dân gian giúp ngừa chảy máu cam hiệu quả. Dùng lá huyết dụ, cỏ nhọ nhồi, lá trắc bách diệp, đồng lượng sao đen và sắc uống hằng ngày. Mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn. Uống khoảng 2 tuần lễ.
Dùng hòe hoa, trắc bách diệp, kinh giới tuệ mỗi loại 12g sao cháy. Sắc các loại uống hằng ngày. Chia làm 2 lần, uống sau ăn khoảng 1 tiếng rưỡi trong 2 tuần.
Mướp tươi 200g, rau ngót 50g, thịt lợn nạc 100g, bạc hà tươi 4 - 5 lá, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Mướp bỏ vỏ thái miếng, rau ngót, bạc hà rửa sạch, thịt lợn băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín, cho nước vừa đủ đun sôi, cho mướp, rau ngót, bạc hà vào đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt vào. Ăn ngày 1 lần với cơm. Ăn liền 5 ngày.
Rau má 100g, cỏ nhọ nồi 50g, tôm nõn 20g, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Tôm nõn giã nhỏ, cho vào nồi thêm nước vừa đủ, cho bột gia vị vào đun sôi. Rau má, cỏ nhọ nồi rửa sạch, thái nhỏ cho vào nước tôm, canh sôi lại cho bột ngọt quấy đều là được. Ăn ngày 1 lần với cơm. Ăn liền 3 ngày.
Lá hẹ tươi 60g rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy 200ml nước đặc, chia 2 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày.
Rau muống trắng 30g, đường trắng 20g. Rau muống nhặt kỹ rửa sạch, giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy 200ml nước đặc, cho đường vào quấy đều, chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.
Trên đây là tổng hợp một số triệu chứng, cách sơ cứu và những mẹo vặt hay trong dân gian dùng để điều trị và dự phòng cho bệnh nhân chảy máu cam. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi quyết định sử dụng.
<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CHẢY MÁU CAM BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
Chúng tôi có 2 cơ sở:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngoài 2 địa chỉ này chúng tôi tạm thời chưa có địa chỉ nào khác. Nếu có địa chỉ nào khác thì chỉ là mạo danh ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI.
Gửi bình luận của bạn