Những sai lầm thường gặp trong việc xử lý khi chảy máu cam

Chảy máu cam là tình trạng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách xử trí đúng.

Ngày đăng: 19-04-2020

953 lượt xem

Những sai lầm trong sơ cứu người chảy máu cam

Ngửa đầu ra phía sau khi chảy máu cam

Khi chảy máu cam, chúng ta thường được khuyên là hãy ngửa đầu ra sau, tuy nhiên hành động này hoàn toàn sai lầm và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Hành động ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu cam sẽ làm cho máu chảy ngược xuống cuống họng, từ đó chạy qua lỗ thông khí và có thể gây sặc máu.

Tình trạng có thể tệ hơn nếu bạn nuốt lại phần máu cam chảy ra, khi xuống dạ dày nó sẽ gây ra các triệu chứng buồn nôn, ói mửa. Tuyệt đối không dùng tay để bịt lỗ mũi nhằm ngăn ngừa dừng máu, điều này khiến máu chảy ra nhiều hơn cũng như nguy cơ chảy ngược vào cuống họng cao hơn.

Tuyệt đối không dùng tay để bịt lỗ mũi nhằm ngăn ngừa dừng máu

Nhét bông, gạc vào mũi

Khi chảy máu cam, nhiều người nghĩ ngay tới việc nhét bông, giấy ăn hay gạc vào mũi vì nghĩ rằng việc làm này sẽ giúp cầm máu. Tuy nhiên các bác sĩ không khuyến khích việc này, vì tất cả những vật liệu thông thường đều không đảm bảo vô khuẩn, nhất là khi nó tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc ở mũi có thể gây ra nhiễm trùng.

Dùng nước muối quá nhiều

Nhiều người cho rằng nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên sẽ làm ẩm niêm mạc mũi, tránh khô mũi, ngăn chảy máu cam. Tuy nhiên quan niệm này không hề đúng, việc nhỏ nước muối vào niêm mạc mũi không phải là một giải pháp lâu dài vì nó chỉ tức thời làm ẩm mũi, về lâu dài nó còn khiến mũi khô hơn. 

Hãy uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tăng cường chất xơ kết hợp các biện pháp hỗ trợ bên ngoài kể trên sẽ giúp bạn và người thân tránh được tình trạng chảy máu cam.

Cách xử lí đúng khi bị chảy máu cam

Các bước xử lí đúng khi bị chảy máu cam

- 1: Bình tĩnh tìm 1 chỗ bằng phẳng để ngồi xuống.

- 2: Hơi cúi đầu về phía trước, dùng ngón tay ấn chặt phần cánh mũi đang chảy máu (nếu chỉ chảy 1 bên và cố định ít nhất 30 giây).

- 3: Dùng khăn giấy, bông sạch thấm phần máu chảy ra, tuyệt đối không đưa sâu vào trong mũi.

Nếu sau 10-15 phút, máu vẫn không ngừng chảy thì hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế ngay lập tức để được xử lí kịp thời.

Khi máu đã ngừng chảy, bạn có thể đặt một túi đá nhỏ trên mũi để giảm đau và sưng. Tuyệt đối không ngoáy hay xì mũi trong vài giờ sau khi chảy máu cam. Tránh các chất kích thích như khói thuốc lá cho đến khi vết thương lành hẳn.

Khi mới bị chảy máu, nên xịt thông mũi. Nếu có thể, người bệnh nên xịt 2 giọt thuốc thông mũi lên một miếng bông, sau đó đặt vào lỗ mũi, ấn vào phần mềm của mũi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thử dùng một viên đá lạnh, áp lên mũi để làm co mạch máu trong mũi, giúp cầm máu nhanh hơn.

Để ngăn ngừa chảy máu cam, mỗi người nên chú ý bôi một chút vaseline hoặc kem dưỡng ẩm vào mũi 1 - 2 lần/ngày. Bên cạnh đó, việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, thuốc xịt dưỡng ẩm, sử dụng máy tạo độ phẩm phun sương ở gần giường ngủ và tránh cọ xát, xì mũi quá mạnh cũng là các biện pháp giảm nguy cơ chảy máu cam.

<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CHẢY MÁU CAM BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha