Lao hạch là một loại của bệnh lao khá phổ biến. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt là trẻ em. Lao hạch thường xuất hiện ở các vị trí như: cổ, nách, bẹn.
Ngày đăng: 06-10-2019
2,948 lượt xem
Mới đầu, hạch bị sưng lên đơn độc không đau, cứng, có thể di động, dần dần phát triển nhiều hạch có thể hợp thành cục với nhau dính liền với các tổ chức xung quanh khó di động.
Thời kỳ cuối, hạch hóa mủ, sau khi vỡ sẽ tiết ra các loại dịch đặc như bã đậu hoặc cháo gạo, cuối cùng là chỗ loét rất khó chữa khỏi. Một số người có triệu chứng sốt nhẹ nhiều ngày, ra mồ hôi trộm, ăn không ngon, người gầy. Bệnh này phần lớn thường thấy ở trẻ em và thanh niên dưới 30 tuổi.
Lao hạch thường gặp ở vùng cổ. Các hạch viêm thông thường (do thương tổn răng, miệng, mũi...) là nơi vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, khu trú và dẫn đến lao hạch.
Lao hạch là căn bệnh rất phổ biến
So với các thể lao khác, lao hạch điều trị đơn giản hơn. Bệnh lao hạch có chữa khỏi được không còn tùy thuộc vào sức đề kháng của mỗi người. Điều trị lao hạch bao lâu là tùy thuộc vào việc người bệnh có bỏ dở điều trị hay không.
Nếu bệnh nhân tự ý ngưng dùng thuốc trước 8 tháng, bỏ dở việc điều trị khi thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm, sẽ không những không khỏi bệnh, mà bệnh còn nhanh tái phát trở lại. Nguy hiểm hơn là vi khuẩn lao sẽ trở nên kháng thuốc, khiến việc điều trị sau này gặp khó khăn hơn.
Với trường hợp bị u lympho lao hạch, lao không thành mủ, khu trú, di động có thể sử dụng phương pháp cắt bỏ hạch. Lao hạch ở trẻ em thường khỏi nếu được điều trị toàn thân, lý liệu pháp, giữ vệ sinh. Không nên cắt bỏ hạch sớm ở trẻ em vì hạch có vai trò bảo vệ chống sự xâm nhập của trực khuẩn lao.
Hình ảnh người bị lao hạch ở giai đoạn nặng
Lao hạch có thể được điều trị nội khoa và ngoại khoa:
- Điều trị nội khoa: Bệnh nhân phải tuân theo điều trị của bác sĩ, đó là phải uống thuốc chống lao, đúng liều, đủ thời gian và không được bỏ sót bất kỳ liều nào.
Tuy nhiên, cần lưu ý, sau khi sử dụng thuốc chống lao được vài tuần, bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh thấy khỏe hơn, ăn uống ngon miệng hơn và có thể tăng cân, tuy nhiên, bệnh vẫn chưa khỏi hoàn toàn và cần tiếp tục điều trị đủ 8 tháng.
Điều trị ngoại khoa: Bệnh lao hạch cũng có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ hạch, áp dụng với các trường hợp u lympho lao hạch, lao không thành mủ, ở giai đoạn khu trú, di động.
Để phòng bệnh lao hạch, cách tốt nhất là chú trọng nâng cao sức đề kháng, nhất là đối với trẻ em, tránh để viêm hạch mạn tính tạo điều kiện cho trực khuẩn lao xâm nhập.
Cần vệ sinh răng miệng, nhổ hoặc chữa răng sâu. Khi đã được chẩn đoán là lao hạch, cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa lao, phối hợp với nâng đỡ thể trạng bằng chế độ ăn uống tốt, nghỉ ngơi hợp lý.
Chăm sóc sức khỏe tốt, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt khoa học, hạn chế rượu, bia sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Khi sức đề kháng kém sẽ tạo điều kiện để bệnh lao phát triển.
Lao hạch là bệnh không lây, thời gian điều trị từ 4-7 tháng tùy theo mức độ nặng của bệnh. Khi đã được chẩn đoán bệnh, người bệnh cần phải tuân thủ điều trị theo chỉ định của thầy thuốc, phối hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Gửi bình luận của bạn