Bệnh lao hạch là một trong những bệnh lao thường mắc phải, khác với bệnh lao phổi, bệnh lao hạch không lây và điều trị cũng dễ dàng, đơn giản hơn nhiều.
Ngày đăng: 20-10-2019
1,450 lượt xem
Lao hạch là bệnh không lây nhiễm. Lao hạch khác với lao phổi là không lây lan cho những người xung quanh qua tiếp xúc bởi vi khuẩn này chỉ khu trú và phát triển trong hạch, không bùng phát ra ngoài.
So với các thể lao khác thì lao hạch điều trị dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 4-7 tháng tùy theo thể trạng bệnh. Với trường hợp bệnh nhân lao hạch bị u lympho lao hạch, lao không thành mủ, di động, khu trú thì có thể sử dụng phương pháp cắt bỏ.
Để phòng ngừa bệnh lao hạch, cách tốt nhất là nâng cao sức đề kháng cơ thể, tránh để viêm hạch mạn tính kéo dài, tạo điều kiện cho trực khuẩn lao xâm nhập gây bệnh.
Cũng cần vệ sinh răng miệng, nhổ và chữa răng sâu sớm cho trẻ em. Khi được chẩn đoán là mắc bệnh lao hạch, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa lao, phối hợp nâng cao thể trạng với chế độ ăn uống tốt và nghỉ ngơi hợp lý.
Lao hạch là bệnh không lây và dễ điều trị
- Trực khuẩn lao xâm nhập vào phổi, sau đó vào máu rồi đến tổ chức hạch và gây lao hạch.
- Trực khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp vào hệ bạch huyết qua tổn thương lao ở niêm mạc miệng hoặc từ nhiễm khuẩn, tổn thương thông thường do sang chấn.
- Trực khuẩn lao có thể đi qua niêm mạc miệng vào đường bạch huyết (lao hạch tiên phát), cũng có thể xâm nhập hệ bạch huyết qua niêm mạc miệng mà không gây bệnh lý gì.
Lao hạch phát triển qua 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn đầu: Hạch bắt đầu sưng to, với các hạch to nhỏ không đều nhau, chưa dính vào da và cũng chưa dính vào nên di động còn dễ.
- Giai đoạn sau: Giai đoạn này chuyển sang thể viêm hạch và viêm quanh hạch. Lúc này các hạch có thể bị dính vào với nhau thành các mảng, có thể hoặc chưa dính vào da và các tổ chức xung quanh. Nếu có sẽ làm hạn chế di động.
- Giai đoạn nhuyễn hóa:
Các hạch mềm dần, da vùng hạch bắt đầu sưng tấy đỏ nhưng không nóng và không đau. Khi hạch đã hóa mủ thì dễ vỡ, nếu để tự vỡ sẽ gây những lỗ rò lâu liền, miệng lỗ rò màu tím ngắt, tạo thành sẹo lồi,nhăn nhúm, sùi trắng hoặc thành những dây chằng xơ.
Nên điều trị sớm bệnh lao hạch trước khi bệnh diễn tiến nặng
- Bình thường các hạch của cơ thể rất nhỏ, chỉ lớn bằng hạt thóc, hạt đỗ, hạt ngô nhỏ. Các hạch mềm nằm lẫn trong các mô xung quanh, ở tổ chức mỡ dưới hay hay lẫn trong thớ cơ nên khó nhận biết.
- Nếu hạch cứng, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, sờ như hạt đạn chì, chân lan tỏa như rễ cây thì phải coi chừng đây có thể là hạch ung thư hoặc hạch di căn ung thư.
- Nếu hạch lúc sưng lúc giảm, lúc không lúc đau thì có thể là hạch viêm do nhiễm khuẩn thông thường.
- Nếu hạch phát triển chậm, sờ nắn không đau, mềm căng thì có thể là lao hạch.
Như vậy, bệnh lao hạch không lây qua tiếp xúc xung quanh, cũng khá dễ dàng điều trị song cần điều trị sớm và dứt điểm tránh biến chứng có thể xảy ra.
LIÊN HỆ: 0378 041 262
Lang y Bùi Thị Hạnh (58 tuổi) để được tư vấn tốt nhất
Địa chỉ: Khu Đồng Mát - Phường Tân An - Thị Xã Quảng Yên - Tỉnh Quảng Ninh
CHÚ Ý:Quý khách, quý bệnh nhân vui lòng liên hệ trước khi đến để tránh nhầm địa chỉ và mất tiền oan.
ĐỊA CHỈ NHẬN THUỐC MIỀN NAM
Gửi bình luận của bạn