Vì sao bệnh nhân bị trầm cảm nặng thường hay hoang tưởng

Bệnh nhân bị trầm cảm nặng thường xuất hiện nhiều triệu chứng hoang tưởng như hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng bị truy hại, ảo giác...

Ngày đăng: 12-07-2018

1,875 lượt xem

Bệnh trầm cảm nặng nguy hiểm như thế nào?

Trầm cảm (Depression) có thể biểu hiện ở các bệnh tâm thần nội phát, là những bệnh không rõ căn nguyên, được cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội... nhưng chưa chỉ ra đích thực nguyên nhân của bệnh.

Tuy nhiên, mọi triệu chứng của bệnh trầm cảm đều là cấp cứu số một của chữa trị bệnh tâm thần, bởi ý tưởng tự sát dẫn tới hành vi tự sát rất quyết liệt, nếu điều trị không xóa được ý tưởng thì bệnh nhân sẽ tự sát bằng mọi giá, mọi cách...

Chứng trầm cảm nhẹ sẽ biểu hiện bằng khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài hoặc ngủ triền miên; thường xuyên chán ăn, ăn không ngon; khó chịu, bất an, bứt rứt không thoải mái và thường xuyên lo âu vô cớ; không muốn nói chuyện, tiếp xúc với những người xung quanh, thu mình lại vào nội tâm bên trong; chậm chạp vận động tâm thần lẫn cơ bắp; mệt mỏi hoặc cảm giác như mất sức..

Trong khi đó, chứng trầm cảm nặng thường xuất hiện hoang tưởng như hoang tưởng tự buộc tội, bị truy hại...Cùng với hoang tưởng ảo giác là ảo thanh với những lời buộc tội, phỉ báng và ảo khứu là ngửi thấy những mùi vị không thực tế...

Người mắc chứng trầm cảm nặng thường xuất hiện hoang tưởng

Hoang tưởng và ảo giác đặc biệt là hoang tưởng tự buộc tội, hư vô là khởi nguồn của ý tưởng và hành vi tự sát có ở 2/3 số bệnh nhân trầm cảm nặng và 10 - 15% trong số đó đã hoàn thành hành vi tự sát, từ hủy hoại bằng cắt cổ tay hoặc tự cắt xẻo đến treo cổ, nhảy lầu, uống chất độc... Bệnh nhân trầm cảm nặng thường bị tai nạn các loại nhiều hơn do mất tập trung và không màng tính mạng.

Bệnh trầm cảm đang phát triển đáng báo động

Bệnh trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến trên thế giới. Năm 2010, WHO công bố xấp xỉ 298 triệu người mắc trầm cảm (4,3% dân số toàn cầu), mỗi năm “giết chết” khoảng 850.000 người; lịch sử đã chứng kiến trầm cảm cướp đi nhiều vĩ nhân và tài năng thế giới.

Trầm cảm nặng khiến bệnh nhân luôn nghĩ đến ý định tự sát

Tỉ lệ mắc bệnh khác nhau ở các quốc gia và khu vực, từ 3% ở Nhật cho đến 17% ở Mỹ; tuổi phổ biến nhất là 18 - 45, nữ mắc gấp đôi nam, chỉ 25% số bệnh nhân trầm cảm được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Ở Việt Nam, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó bệnh trầm cảm chiếm 25%. Năm 2016, riêng Viện Sức khoẻ tâm thần (trong BV Bạch Mai, Hà Nội) điều trị ngoại trú 18.402 lượt bệnh nhân trầm cảm (30% số điều trị ngoại trú tâm thần) và điều trị nội trú 446 lượt bệnh nhân (13% số nội trú).

Người trầm cảm từ 45 tuổi có đến 36,5% có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Năm 2014, ở Mỹ thống kê có tới hơn 2/3 người trầm cảm không nhận ra mình có bệnh và không được chữa trị, chỉ khoảng hơn 20% người trầm cảm được điều trị đúng chuyên khoa và đúng phác đồ.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha