4 hội chứng rối loạn tâm thần thường gặp ở trẻ em

Trẻ em phải trải qua nhiều sự thay đổi nhất định về mặt thể chất và tinh thần, từ đó, trẻ dễ mắc phải những hội chứng tâm thần phổ biến.

Ngày đăng: 09-07-2018

1,754 lượt xem

Hội chứng tự kỷ

Hội chứng tự kỷ là một hội chứng diễn ra ở não, ảnh hưởng đến các kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ. Triệu chứng tự kỷ thường xuất hiện sớm khi trẻ còn nhỏ. Trẻ tự kỷ sống trong thế giới riêng của mình. Trẻ sẽ không có khả năng biểu đạt cảm xúc khi giao tiếp với người khác.

Ngôn ngữ và giao tiếp: Khả năng diễn đạt cảm xúc trong khi trò chuyện của trẻ tự kỷ rất kém. Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói kém. Trẻ không có khả năng sử dụng câu hoặc từ ngữ. Phát âm của trẻ có thể không bình thường và trẻ cứ nói liên tục, không lắng nghe khi người khác đang nói.

Tương tác xã hội: Trẻ tự kỷ thiếu khả năng tương tác bằng hành động, cử chỉ như ngôn ngữ cơ thể hay ánh mắt. Trẻ gặp vấn đề khi chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng với người khác. Trẻ rất khó kết bạn và không thể hiểu được cảm xúc cũng như mong muốn của người khác;

Thái độ: Trẻ tự kỷ thực hiện những hành động lặp đi lặp lại như quay tròn, lúc lắc người hay đập đầu. Trẻ di chuyển liên tục và chỉ ăn một loại thức ăn nhất định. Những trẻ này rất nhạy cảm với những tiếp xúc cơ thể, sự sắp xếp, âm thanh và ánh sáng;

Tiền sử bệnh lý gia đình, các vấn đề của não, giới tính hoặc tuổi của bố mẹ có thể góp phần làm phát triển bệnh tự kỷ. Tự kỷ là hội chứng tồn tại suốt đời, nhưng nếu được chẩn đoán sớm, bạn hoàn toàn có thể điều trị và cải thiện bệnh cho trẻ hiệu quả.

Tự kỉ là một hội chứng tâm thần ở trẻ cần được phát hiện sớm

Hội chứng tăng động giảm tập trung chú ý (ADHD)

Hội chứng tăng động giảm chú ý là một hội chứng mạn tính thường gặp ở trẻ em. Khi mắc hội chứng này, não bộ của trẻ không thể hoạt động bình thường. Bệnh thường xuất hiện khi trẻ còn nhỏ và hết khi trưởng thành.

Triệu chứng của ADHD thường bắt đầu trước khi trẻ được 12 tuổi. Ở một số trẻ, triệu chứng có thể được ghi nhận vào lúc lên 3. Triệu chứng của ADHD có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và khác nhau tùy vào giới tính. Trẻ em bị ADHD thường có các biểu hiện:

- Nói quá nhiều; hay quên; không thể chờ đợi; hay mơ màng; khó ghi nhớ, mất tập trung, không giữ yên lặng.

Tổn thương não, di truyền, sinh nhẹ cân, mẹ lạm dụng rượu và thuốc lá khi mang thai, sinh non… chính là những nguyên nhân phổ biến gây nên hội chứng tăng động giảm chú ý.

Hội chứng lo âu

Hội chứng lo âu gây cho trẻ những nỗi lo lắng, sợ hãi thái quá, trẻ cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Trẻ em bị hội chứng này thường xuất hiện những cơn hoảng sợ đột ngột.

Trẻ cũng có những biểu hiện lâm sàng như lo lắng thái quá, rối loạn và hành vi bất thường. Một ví dụ của hội chứng lo âu là hội chứng ám ảnh cưỡng chế. Trẻ em mắc bệnh này thường lặp lại những suy nghĩ và hành động mà không thể dừng lại.

Rối loạn lo âu khiến trẻ thường xuyên có cảm giác hoảng sợ thái quá

Hội chứng rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm thần gây chuyển đổi cảm xúc và làm xáo trộn cảm hứng trong những hoạt động thường nhật của người bệnh. Trẻ bị rối loạn lưỡng cực có những cơn thay đổi cảm xúc, thay đổi mức độ hoạt động, năng lượng và chu kỳ ngủ cũng như biểu hiện các hành vi bất thường.

Trẻ em có thể trầm cảm và cảm thấy xuống tinh thần, không còn sức sống và trở nên thụ động. Trẻ cũng có những triệu chứng hưng phấn ở cảm xúc đan xen giai đoạn trầm cảm.

Cấu trúc não, gen và tiền sử gia đình được xem là nhân tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực. Bệnh này nếu điều trị đúng cách có thể làm giảm triệu chứng và giúp trẻ kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha