7 điều cần chú ý trong cách cư xử với người bị hoang tưởng

Hoang tưởng là bệnh lý tâm thần nghiêm trọng, do đó, ngoài việc điều trị bệnh thì cách ứng xử với bệnh nhận cũng cần đưỡ lưu ý.

Ngày đăng: 17-07-2018

1,850 lượt xem

1. Chú ý đến cảm xúc của người bệnh

Người mắc rối loạn tâm thần và hoang tưởng có thể rất khó hiểu. Điều gì là hợp lý với chúng ta có thể không hợp lý với người bị hoang tưởng. Chính vì vậy, bạn nên cố gắng bình tĩnh tránh tranh luận về các quan điểm hoặc về tính thực tế của các ảo tưởng của người bệnh.

Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến cảm xúc và niềm tin vào thế giới quan của người bệnh. Nếu bạn cố gắng tranh luận thì không chỉ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn mà còn làm mối quan hệ giữa bạn và người bệnh ngày càng.

2. Thảo luận về các ảo tưởng của người bệnh

Như đã đề cập ở trên, chúng ta không nên tranh luận về tính thực tế, logic của người bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể tâm sự về các ảo giác với người bệnh, như vậy, bạn có thể hiểu được các yếu tố kích thích gây ra ảo giác đó, điều này sẽ rất có ích cho việc điều trị.

Thảo luận về các hoang tưởng sẽ giúp tìm ra yếu tố kích thích bệnh

3. Quan tâm đến người bệnh

Người bị rối loạn hoang tưởng khá nhạy cảm và dễ bị các cảm xúc tiêu cực chi phối. Do đó, nếu bạn quan tâm đến họ, sẽ giúp họ cảm thấy bớt đơn độc.

Nếu bạn cảm thấy họ đang quá stress hoặc tình trạng bệnh có vẻ trầm trọng hơn, bạn có thể gợi ý họ đến một bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tốt nhất.

4. Đồng hành với người bệnh trong quá trình trị liệu

Người bệnh rối loạn hoang tưởng thường có tính phòng bị khá cao. Ho khá khó để chia sẻ với một người lạ về quan điểm của họ. Do đó, nếu bạn là người thân, có mối quan hệ tốt với người bệnh. Bạn có thể là người kết nối giúp bác sĩ điều trị, chuyên gia tâm lý đến gần hơn với thế giới quan của người bệnh.

Gia đình nên đồng hành cùng bệnh nhân trong quá trình điều trị

5. Tránh thể hiện cảm xúc thất vọng, tiêu cực với người đó

Điều quan trọng cần nhớ là họ là người bệnh và cần được quan tâm, bao dung. Nói thì dễ nhưng thực chất đây là điều vô cùng khó khăn. Đặc biệt là nếu các ảo tưởng của người bệnh khiến họ có mục tiêu tấn công là người thân.

Nhưng bạn đừng tuyệt vọng, hãy cố gắng thông cảm và bao dung người bệnh. Nếu bạn cảm thấy thất vọng hay tức giận với các hoang tưởng của người bệnh, bạn sẽ có thể làm tình hình trở nên căng thẳng hơn.

6. Tìm hiểu về bệnh rối loạn hoang tưởng

Khi chúng ta có ít thông tin về bệnh hoang tưởng, hoặc chỉ nghe thông tin từ một phía thường sẽ có những đánh giá tiêu cực, hay phòng vệ thái quá. Do đó, hãy cố gắng tìm hiểu thêm các thông tin y khoa, khoa học về bệnh này. Từ đó, nên có thái độ tôn trọng, thương yêu, chấp nhận để giúp bệnh nhân xây dựng lòng tự tin bản thân và niềm vui trong cuộc sống. 

7. Cung cấp không gian riêng tư và an toàn về tâm lý cho bện nhân

Không nên tiếp cận bệnh nhân quá gần về mặt cơ thể. Tránh làm tổn thương, trêu chọc, lăng mạ hay làm bệnh nhân trở thành lố bịch.

Cần nhớ là thông thường bệnh nhân sẽ rất mến vài người bạn nên có thể  gọi họ đến khi thấy chiều hướng bạo lực sắp xảy ra. Nếu tình huống đòi hỏi sự cứng rắn thì báo bạn bè ,hàng xóm hay công an.

Khuyến khích bệnh nhân đáp ứng một số quy định trong gia đình. Nên cổ vủ hay điều đình chứ không phải dùng vũ lực đối với người bị hoang tưởng. Đôi khi cần nhắc bệnh nhân rằng nếu bệnh nhân luôn không tuân theo một số quy định  cơ bản trong gia đình thì sẽ gọi công an hay cho bệnh nhân nhập viện.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha