Nếu có dấu hiệu này thì rất có thể bạn đã bị 'tâm thần trí thức'

Cuộc sống quá nhiều áp lực, lao lực trí óc thì càng dễ căng thẳng, lo âu, dẫn đến tâm thần rối loạn.

Ngày đăng: 29-10-2018

1,482 lượt xem

Vì sao trí thức dễ bị tâm thần?

Theo thống kê, tỷ lệ người bị rối loạn tâm thần ở Việt Nam hiện nay khoảng 15% dân số (tương đương 15 triệu người).Đặc biệt ở nhóm trí thức trẻ đang phát triển, nhưng thiếu kinh nghiệm sống, thiếu khả năng đối phó với thất bại, nên rất dễ bị khủng hoảng tâm lý, dễ có ý định tự tử.

Ngoài ra, một số trí thức sai lầm xả stress, áp lực bằng cách nhậu nhẹt, dẫn tới nghiện bia rượu. Cú hích bia rượu với những người làm việc trí óc căng thẳng càng tăng nguy cơ bị rối loạn tâm thần, rất dễ bị tâm thần hoang tưởng, hành vi, lời nói rối loạn

Có những nguồn dễ gây stress:

- Môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, ô nhiễm.

- Căng thẳng từ xã hội và gia đình: Áp lực công việc, tốn sức vào công việc, hay gia đình, mất mát người thân, mâu thuẫn gia đình, bạn bè, nghĩ nhiều về điều đã hoặc sẽ xảy ra cũng bị căng thẳng và dẫn tới suy nghĩ tiêu cực.

- Các vấn đề về thể chất: Sức khỏe thay đổi, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng…

Áp lực cuộc sống dễ dẫn đến rối loạn tâm thần ở người trẻ

Dấu hiệu báo trước của một số bệnh tâm thần

Mọi người có quan niệm sai lầm cho người bị tâm thần là người nói năng lảm nhảm, điên loạn, mất năng lực hành vi, hay bỏ đi lang thang. Nhưng thực tế, trừ những người bị rối loạn tâm thần chia ra nhiều giai đoạn, trạng thái, biểu hiện khác nhau.

Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi của Tổ chức y tế thế giới, có tới hơn 300 loại rối loạn tâm thần và hành vi như sa sút tâm thần. Đa số các loại rối loạn này sẽ khỏi hay ổn định nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Rối loạn tâm thần nếu được điều trị sớm sẽ khỏi hoàn toàn

Do đó, khi thấy một trong những dấu hiệu đầu tiên của rối loạn tâm thần cần tới bệnh viện, phòng khám chuyên khoa tâm thần sớm. Cụ thể:

1- Đau đầu, mất ngủ (hay bị rối loạn giấc ngủ), lúc nào cũng lo lắng, sợ hãi, tim đập nhanh, cảm xúc không ổn định (buồn rầu, bi quan, mất tự tin, có người nói nhiều, hay khóc, có người trở nên im lặng, thích ngồi một mình trong phòng kín, sợ tiếp xúc với mọi người), lo âu bồn chồn, đứng ngồi không yên, khóc cười vô cớ, nói lẩm bẩm một mình, cười một mình…) là triệu chứng mới bị trầm cảm, nếu không được điều trị bệnh sẽ nặng lên. 

2- Cảm thấy bất lực trước công việc, rửa tay nhiều lần trong ngày, hoặc không chú ý đến vệ sinh cá nhân, từ chối ăn uống. 

3- Những ý nghĩ ám ảnh xuất hiện nhiều làm mất tập trung vào công việc, nghe thấy tiếng nói trong đầu nói chuyện, chửi mắng mình, bình luận về mình, hoặc ra lệnh cho mình phải làm việc này, việc khác… 

4- Nhìn thấy những hình ảnh kì lạ mà người khác không nhìn thấy. 

5- Luôn nghĩ có người đang làm hại và điều khiển bản thân.

6- Đập phá đồ đạc, hoặc tấn công người khác, quát mắng vô lý… không có nguyên nhân.

7- Có ý định và hành vi tự sát mà không phải do bế tắc trước cuộc sống.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha