Ở thời điểm mùa thi và tuyển sinh đang cận kề; áp lực học tập, thi cử luôn khiến các em học sinh căng thẳng, dễ gặp các rối loạn tâm thần...
Ngày đăng: 24-05-2018
1,907 lượt xem
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần mùa thi
Nguyên nhân của rối loạn tâm thần do nhiều yếu tố, trong đó việc bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng và luôn cho rằng đó là động lực cho con mình cố gắng.
Khi không làm thỏa mãn sự kỳ vọng đó, nhiều em rơi vào trạng thái tuyệt vọng, không thể kiểm soát được trạng thái tinh thần và hành vi. Nguy hiểm hơn, có trường hợp vì chán nản nên muốn hủy hoại cơ thể, hậu quả đã có nhiều em tìm đến cái chết bằng cách rạch tay, uống thuốc ngủ...
Ngoài ra, trong các kỳ thi thì nhịp sống, nếp sinh hoạt của các em cũng thay đổi (ăn, ngủ không đúng giờ như thường lệ và không có thời gian giải trí)... Có những trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tâm thần do chính bản thân các em tự tạo áp lực cho mình. Các em luôn trong trạng thái học tập căng thẳng, tâm trạng lo sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè.
Cảnh giác với chứng rối loạn tâm thần trong mùa thi ở học sinh
Nguyên nhân nội sinh cũng làm cho bệnh khởi phát, bởi chứng bệnh vốn đã tiềm ẩn trong cơ thể, khi chịu sự tác động, thay đổi của các yếu tố bên ngoài, căn bệnh mới phát ra ngoài. Hoặc chỉ đơn giản khi cơ thể đang mắc một chứng bệnh gì đó như cảm cúm, suy nhược cơ thể...khi cộng thêm việc ôn thi quá mức sẽ phát bệnh.
Biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân bị rối loạn tâm thần do áp lực thi cử
Bệnh nhân thường có các biểu hiện hay gặp như: căng thẳng, tâm trạng buồn rầu, chán nản thường trực, dễ khóc, cảm giác tuyệt vọng, tiêu cực, cảm giác tội lỗi...
Thông thường người bệnh có tinh thần xấu và luôn có một nỗi buồn hiện diện, cảm giác chán nản, không có khả năng vui thích với những thứ mà bình thường khiến bản thân vui vẻ.
Nhiều trường hợp ở thái cực có tâm trạng phấn khích, hay khó chịu, nói nhiều, nhiều năng lượng hơn một cách rõ rệt, cư xử hành động không phù hợp, quá mức thân thiết, dễ bị phân tán...
Giải pháp hạn chế rối loạn tâm thần mùa thi
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm đến con cái
Để giảm bớt được những trường hợp nhập viện vì bệnh này thì việc đầu tiên cần làm là tuyên truyền nhiều về sức khỏe tâm thần để mọi người hiểu rõ về nó.
Học sinh, sinh viên cần biết về các phương pháp học tập đúng đắn, biết cách giải tỏa căng thẳng, tránh lo âu, chán chường vì áp lực học hành; từ đó xây dựng thói quen học tập với thời gian sinh hoạt hợp lý (phải đảm bảo giấc ngủ tối thiểu 8 tiếng mỗi ngày).
Các vị phụ huynh không nên đặt quá nhiều kỳ vọng hay áp lực lên con cái, quan tâm nhiều hơn đến phương pháp học tập cũng như sức khỏe của con, khi thấy con có dấu hiệu lạ (ngủ lâu hoặc ít ngủ, cáu giận, bực bội, không chịu vệ sinh tắm rửa, ăn uống thất thường...) thì cần theo dõi sát sao, rồi đưa đi kiểm tra sức khỏe sớm.
Hiểu rõ nguy cơ mắc bệnh tâm thần và thực hiện các biện pháp phòng bệnh tâm thần là cách tốt nhất đối với các bậc phụ huynh và các học sinh trong mùa thi.
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn