Đừng xem nhẹ triệu chứng tiểu đường trong thai kì

Sự thay đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ khi mang thai có thể gây nên đái tháo đường thai kỳ ở người phụ nữ trước đó không có bệnh đái tháo đường.

Ngày đăng: 27-10-2019

1,004 lượt xem

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ chỉ xuất hiện một thời gian ngắn và tự hết sau khi em bé chào đời. Nếu bệnh không được điều trị thích hợp sẽ gây nên những biến chứng bất lợi cho mẹ và bé ngay khi sinh và cả khi trưởng thành.

Những em bé có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ thường sinh ra nặng ký hơn các bé bình thường nên tỷ lệ sang chấn khi sinh đường âm đạo hoặc sinh mổ cũng cao hơn. Các em bé này cũng dễ gặp phải các vấn đề khác như hạ đường huyết sau sinh, suy hô hấp, vàng da sơ sinh và béo phì.

Đừng xem nhẹ triệu chứng đái tháo đường trong thai kỳ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ

- Thừa cân hoặc béo phì

- Lớn tuổi (hơn 35)

- Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trước đó

- Trong gia đình có người bị đái tháo đường túyp 2

- Chủng tộc gốc Latinh, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa hoặc gốc đảo Thái Bình Dương

Dấu hiệu và biện pháp tầm soát đái tháo đường thai kì

Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

- Mệt lả

- Đi tiểu nhiều

- Khát nước nhiều

- Nhìn mờ

- Nhiễm nấm miệng kéo dài

- Tăng huyết áp

Tầm soát đái tháo đường thai kì khi nào?

Xét nghiệm tầm soát ở tuần thai 24 – 28 là cách sớm nhất chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh, đừng ngần ngại đến bác sĩ khám sớm nhất có thể.

Phụ nữ mang thai nên đi tầm soát thai kì thường xuyên để phát hiện đái tháo đường thai kì

Một điều quan trọng cần nhớ là những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ cần được kiểm tra đường huyết sau sinh 6 – 12 tuần để chắc chắn đường huyết trở về bình thường.

Đái tháo đường thai kỳ là một yếu tố nguy cơ của đái tháo đường túyp 2. Do đó, những phụ nữ này cần được theo dõi và tầm soát đái tháo đường tuýp 2 định kỳ theo các hướng dẫn sức khỏe.

Khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, thay đổi chế độ ăn và tập vận động là hai phương pháp điều trị cơ bản. Do đó, bạn cần sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để thiết lập chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý cũng như cách tự theo dõi đường huyết tại nhà\

Đái tháo đường thai kỳ sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì thế, phòng ngừa bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu để giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha